Xã hội

Kỳ thi THPT quốc gia: Đề thi và đáp án môn Sử

(DNVN) - Sáng nay khoảng 150.000 thí sinh đã kết thúc làm bài thi môn Sử với thời gian 180 phút, thí sinh thi môn Sử chiếm tỉ lệ ít nhất trong các môn thi của kỳ thi THPT quốc gia.

Sáng nay (4/7), các thí sinh kết thúc môn thi Lịch sử kỳ thi THPT quốc gia. DNVN cập nhật đề thi chính thức và gợi ý đáp án môn Lịch sử để thí sinh và bạn đọc tham khảo.

Đề thi môn Sử

Đáp án môn Sử theo gợi ý làm bài của trung tâm hocmai.vn

Câu 1. Tóm tắt sự phát triển kinh tế Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973.  Là thời kì có bước phát triển nhanh, nhất là từ năm 1960 đến 1973 và thường được gọi là thời kì phát triển “thần kì”.  Nhật Bản đã vươn lên và trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính của thế giới cùng với Nhật và Tây Âu. 
+ Tốc độ tăng trưởng bình quân từ 1960 đến 1969 là 10,8%, từ 1970 đến 1973 tuy có giảm nhưng vẫn đạt 7,8%, cao hơn nhiều so với các nước phát triển khác. 
+ Năm 1968: kinh tế Nhật đã vượt Anh, Pháp, CHLB Đức, Italia, Canada và vươn lên thứ 2 thế giới tư bản sau Mĩ. 
+ Từ đầu những năm 70 trở đi, Nhật trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới (cùng Mĩ và Tây Âu). 
* Nguyên nhân
- Nhật rất coi trọng phát triển KH – KT và luôn đẩy nhanh sự phát triển bằng cách mua bằng phát minh sáng chế, áp dụng nhanh thành tựu KH – KT, hạ giá thành sản phẩm 
- Con người được coi trọng và là vốn quý nhất, nhân tố quyết định hàng đầu. - Vai trò quản lí, lãnh đạo có hiệu quả của Nhà nước 
- Các công ty Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lí tốt nên có tiềm lực và sức cạnh tranh cao. 
- Chi phí quốc phòng thấp nê có điều kiện tập trung nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế 
- Tận dụng tốt yếu tố bên ngoài để phát triển: chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam để bán vũ khí. Những đơn đặt hàng ấy được coi như những ngọn gió thần thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển.
Câu 2:
1. Công lao của Nguyễn Ái Quốc với cách mạng Việt Nam. 
- Tìm ra được con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam, góp phần chấm dứt khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Đây là công lao đầu tiên và to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc. 
- Có công lao trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin về nước, tích cực chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức cho việc thành lập chính Đảng vô sản ở Việt Nam. 
- Bước đầu thiết lập mối quan hệ cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới.  - Có vai trò và công lao to lớn trong việc hợp nhất các tổ chức cộng sản, thành lập Đảng vô sản ở Việt Nam vào năm 1930. 
- Soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên cho Đảng. Đây là cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn, sáng tạo phù hợp xu thế phát triển của thời đại. 
2. Những sự kiện chứng tỏ Nguyễn Ái Quốc bước đầu thiết lập mối quan hệ cách mạng Việt Nam và PTGPDT trên thế giới 
- Tháng 12 – 1920: Dự Đại hội XVIII của Đảng Xã hội Pháp, bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. 
- Từ 1921 – 1923: Tham gia thành lập Hội liên hiệp thuộc địa, là chủ nhiệm,kiêm chủ bút báo Người cùng khổ; viết bài cho các báo Nhân đạo, Đời sống công nhân… 
- Từ 1923 – 1924: Dự Hội nghị Quốc tế Nông dân và Đại hội V của Quốc tế Cộng sản ở Liên Xô; viết bài cho tạp chí Thư tín Quốc tế và báo Sự thật. 
- 1924 – 1927: Tham gia thành lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông; thành lập nhóm Cộng sản đoàn, sáng lập Hội VNCMTN.

Câu 3: 1. Suy nghĩ của anh/chị về khẳng định “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập”. Học sinh cần nêu được các ý sau. 
- Khẳng định quyền của dân tộc Việt Nam sánh ngang với tất cả các dân tộc khác trên giới. 
- Thể hiện quyết tâm, lời thề giữ vững độc lập và tự do của dân tộc Việt Nam. Đấy cũng chính là góp phần vào bảo vệ “nguyên tắc dân tộc bình đẳng” của nhân loại tiến bộ.
  2. Sự kiện chọn lọc thuộc 1 trong các thời kì 1945 – 1954, 1954 – 1975 để làm sáng tỏ quyết tâm của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giữ vững quyền tự do và độc lập. Học sinh có thể chọn 1 sự kiện bất kì nằm trong 2 giai đoạn trên nhưng cần có lập luận và dẫn chứng, lí lẽ rõ ràng.
Gợi ý: sự kiện 19 – 12 – 1946 => Sau 1 thời gian đấu tranh ngoai giao vừa mềm dẻo, vừa cương quyết để giữ vững nền độc lập vừa giành được sau CMT8 nhưng thực dân Pháp quyết tâm cướp nước ta, xé bỏ Hiệp định sơ bộ và Tạm ước, kiến quyết xâm lược thì chúng ta đã kiên quyết đứng lên đấu tranh bảo vệ độc lập, tự do bằng sự kiện mở màn là Ngày Toàn quốc kháng chiến (19-12-1946).

Ngọc Huệ
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo