Lạm phát 720%, Venezuela lên kế hoạch cải tổ điều hành tỷ giá
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn tờ báo trên vào ngày 4/2, ông Jesus Faria, Bộ trưởng Bộ Thương mại và Đầu tư Venezuela, nói: “Chúng tôi phải thực hiện những điều chỉnh quan trọng đối với hệ thống tỷ giá hối đoái. Rõ ràng, hệ thống tỷ giá hiện nay đã kiệt sức. Chính sách cần phải thích nghi với thực tế”.
Kể từ khi đưa ra tỷ giá cố định của đồng nội tệ Bolivar so với đồng USD vào năm 2003 đến nay, Chính phủ Venezuela đã 5 lần cải tổ hệ thống tỷ giá, nhưng không lần nào thành công. Gần đây nhất, vào tháng 2/2015, Caracas đưa ra một loại tỷ giá USD chính thức “mềm” hơn cho người đi du lịch nước ngoài và công ty xuất khẩu.
Tuy nhiên, do thực thi kém và tỷ giá chính thức bất hợp lý, các biện pháp như vậy không thể ngăn chặn được sự phát triển ngày càng mạnh của thị trường giao dịch USD “chợ đen”.
Hiện Venezuela có 4 tỷ giá hối đoái khác nhau, dao động từ 6,3 Bolivar đổi 1 USD dành cho các nhà nhập khẩu thực phẩm và thuốc men, cho tới 1.000 Bolivar 1 USD trên thị trường “chợ đen”.
Cải tổ hệ thống tiền tệ là một phần trong gói cải cách mà Chính phủ Venezuela đang chuẩn bị để vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử nước này. Các biện pháp quản lý kinh tế sai lầm và giá dầu giảm sâu được cho là những nguyên nhân chính khiến kinh tế Venezuela lâm khủng hoảng.
Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), GDP của Venezuela sẽ giảm 8% trong năm nay, trong khi tỷ lệ lạm phát sẽ lên tới 720%.
Bộ trưởng Faria cũng cho biết để bù đắp khoảng hụt thu ngân sách từ dầu lửa, Venezuela sẽ tìm kiếm các khoản vay mới từ các nước đồng minh thay vì từ IMF. Trong 1 thập kỷ qua, Trung Quốc đã cho Venezuela vay khoảng 50 tỷ USD, và số nợ này đang được trả hàng tháng bằng dầu lửa.
Một diễn biến khác, Chủ tịch Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia Trung Quốc (NDRC), tại một cuộc họp báo ngày 3/2 ở Bắc Kinh cho biết Trung Quốc cũng có kế hoạch nhằm giảm bớt tình trạng dư thừa công suất trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và xử lý các doanh nghiệp không còn khả năng tạo ra lợi nhuận.
Người đứng đầu NDRC nói rằng Trung Quốc có nhiều công cụ chính sách để triển khai. Ông Xu nhấn mạnh việc Ngân hàng Trung ương nước này (PBoC) mới đây đã cắt giảm mạnh mức đặt cọc đối với những khách hàng mua nhà lần đầu như một biện pháp nhằm giảm lượng nhà tồn kho.
Năm 2015, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 6,9%, mức tăng thấp nhất trong 1/4 thế kỷ. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói tốc độ tăng trưởng GDP của nước này cần đạt mức trung bình ít nhất 6,5% mỗi năm trong vòng 5 năm tới để tăng gấp đôi GDP và GDP bình quân đầu người vào năm 2020 so với năm 2010.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mạng 5G đã sẵn sàng, hướng đi nào để doanh nghiệp viễn thông 'đánh thức' tiềm năng thị trường?
Giá xăng giảm gần 500 đồng/lít
Vụ phát hiện giá đỗ độc hại dùng chất cấm gây não úng thủy, dị tật bẩm sinh: Một cơ sở khai bán cho siêu thị Bách Hóa Xanh 350-400kg/ngày
Lượt cài đặt ứng dụng mua sắm trên toàn cầu tăng mạnh
Hỗ trợ vốn khởi nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ
Giá ngoại tệ ngày 27/12/2024: Đồng USD giảm giá