Lạm phát cơ bản tháng 4/2017 tăng 0,09%
Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2017 không thay đổi so với tháng trước.
Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chủ yếu, 7 nhóm có chỉ số giá tháng Tư tăng so với tháng trước, trong đó nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất với 8,05% (dịch vụ y tế tăng 10,59%) do trong tháng có 14 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế bước 2 theo Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính (tác động làm CPI tăng khoảng 0,41%).
Nhóm văn hóa, giải trí, du lịch và nhóm thiết bị, đồ dùng gia đình cùng tăng 0,1%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,06%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,02%; giáo dục tăng 0,01%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,08%.
Các nhóm hàng hóa và dịch vụ còn lại có chỉ số giá giảm, trong đó nhóm giao thông giảm 1,38% do ảnh hưởng từ 2 đợt điều chỉnh giảm giá xăng, dầu vào thời điểm 21/3/2017 và thời điểm 5/4/2017 (làm giá xăng, dầu giảm 3,06%), tác động làm CPI chung giảm 0,13%. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,66% (lương thực tăng 0,16%; thực phẩm giảm 1,11%); nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,24%; bưu chính, viễn thông giảm 0,03%.
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 4 tháng đầu năm 2017 tăng 4,80% so với bình quân cùng kỳ năm 2016, thấp hơn mức bình quân 4,96 của quý I/2017. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4/2017 tăng 0,90% so với tháng 12/2016 và tăng 4,30% so với cùng kỳ năm trước.
Lạm phát cơ bản tháng 4/2017 tăng 0,09% so với tháng trước và tăng 1,50% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 4 tháng đầu năm 2017 tăng 1,62% so với bình quân cùng kỳ năm 2016.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngành bia và đồ uống đóng góp gần 60 ngàn tỷ đồng vào ngân sách mỗi năm
Giá cà phê thiết lập mức đỉnh mới
Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc dự báo đạt kỷ lục
Tỷ giá ngoại tệ ngày 26/11/2024: USD tăng nhẹ
Giá vàng ngày 26/11: Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt lao dốc
Giá nông sản ngày 26/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh