Làm xiếc trong cơ cấu giá xăng
Theo một số thông tin mà phóng viên tìm hiểu được thì trong cơ cấu giá xăng có những khoản mà doanh nghiệp tùy biến.
Tùy biến chi phí
Xây dựng lại giá vốn Có sự mập mờ về giá vốn thực tế của doanh nghiệp. Vì vậy cần xây dựng lại cơ chế tính giá sàn xăng dầu.
“Thay vì xây dựng giá 30 ngày như hiện nay, Bộ Tài chính và cơ quan chức năng cần xây dựng giá sàn tối thiểu trong vòng một tuần hoặc 10 ngày. Bộ Tài chính có thể ấn định thời điểm giá tốt nhất để doanh nghiệp phải nhập chứ không nên chấp nhận mức giá trung bình”.
Phải làm rõ các mức phí, thuế, lãi định mức, chi phí kinh doanh và lập bảng theo dõi. Làm được như vậy thì Nhà nước sẽ không còn cảnh tù mù về con số lãi, lỗ mà doanh nghiệp báo nữa.
TS Nguyễn Minh Phong, Trưởng phòng Nghiên cứu phát triển kinh tế, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội |
Trong một bảng tính giá xăng vào tháng 2 của một doanh nghiệp đầu mối thì giá nhập khẩu là 16.747 đồng/lít.
Thuế nhập khẩu khi đó là 670 đồng/lít, trích quỹ bình ổn giá là 300 đồng/lít, thuế tiêu thụ đặc biệt 1.628 đồng/lít, thuế môi trường 1.000 đồng/lít, thuế giá trị gia tăng 1.891 đồng/lít, phần “hao hụt” là 150 đồng/lít, phần chi phí kinh doanh là 100 đồng/lít, thù lao và vận chuyển đến đại lý là 500 đồng/lít, lợi nhuận kinh doanh bằng 0.
Với tổng các chi phí như trên, giá bán lẻ có thể là 22.986 đồng/lít.
Trong cơ cấu giá, phần phí, bảo hiểm, trích bình ổn giá đã được tính theo công thức, thuế suất. Phần biến động mà doanh nghiệp có thể linh động là giá nhập khẩu và chi phí kinh doanh, lợi nhuận, thù lao đại lý.
Những tưởng rằng giá xăng trong nước biến động chủ yếu theo giá nhập khẩu. Tuy nhiên, không hẳn như thế. Trong bảng tính giá tháng 4 thì giá nhập khẩu là 18.234 đồng/lít, thuế nhập khẩu lúc này chỉ còn 0%, thù lao và vận chuyển cho đại lý giảm 100 đồng còn 400 đồng/lít.
Doanh nghiệp vẫn lấy lợi nhuận là 0 đồng. Thế nhưng doanh nghiệp đã đẩy chi phí kinh doanh, khấu hao và quản lý kho từ 100 thành 250 đồng/lít, khai thêm khoản lãi suất ngân hàng 100 đồng/lít!
Bài toán 900 đồng
Giải thích về con số “hao hụt 150 đồng/lít xăng”, một đầu mối nhập khẩu xăng dầu cho biết mỗi lần nhập xăng đưa xuống tàu cũng sẽ bay hơi, thời gian tàu chở về cũng bay hơi, khi bơm xăng lên bồn cũng bay hơi. Bay hơi thất thoát là chuyện đương nhiên của xăng dầu và đây là chi phí bắt buộc.
Về việc tăng chi phí kinh doanh, khấu hao và quản lý kho, vị này cho rằng thời gian qua cái gì cũng tăng, lương phải trả cho nhân viên tăng, tiền thuê đất tăng… nên phải điều chỉnh tăng lên!
Về khoản lãi suất mới phát sinh, vị này không trả lời trực tiếp mà chỉ nói: “Tất cả các khoản đều nằm trong mức 600 đồng chi phí mà Bộ cho phép. Theo quy định thì doanh nghiệp còn được lợi nhuận định mức là 300 đồng. Thế nhưng 600 đồng không thể đủ cho tất cả chi phí, doanh nghiệp phải hy sinh 300 đồng lợi nhuận cho các chi phí luôn”.
Đồng ý rằng các mức này là nằm trong quy định cho phép nhưng chính vị này cũng cho biết “nếu khéo thì đủ!”.
Nhập khẩu may rủi
Thù lao đại lý: Tùy doanh nghiệp Phí chiết khấu hoa hồng tùy thuộc vào phương thức thanh toán, giao nhận hàng giữa doanh nghiệp và đại lý, cửa hàng, chẳng hạn như giao tận nơi hoặc lấy tại cảng… Thông thường nếu đại lý phía Bắc nhận hàng trực tiếp tại cảng Hải Phòng thì doanh nghiệp sẽ trích hoa hồng 350 đồng/lít xăng.
Ông Vương Đình Cường, Phó phòng Kinh doanh của Tổng Công ty Xăng dầu Quân đội |
Vị này còn cho biết giá nhập khẩu được dùng trong cơ cấu giá trên là giá bình quân của 30 ngày. Thực tế thì doanh nghiệp có thể nhập với giá thấp hơn hoặc cao hơn giá bình quân.
Khi được đặt câu hỏi vì sao doanh nghiệp không chọn nhập khẩu vào thời điểm có mức giá tốt nhất, vị này cho rằng doanh nghiệp không thể biết năm ngày sau giá biến động như thế nào.
Đối với doanh nghiệp nhập nhiều lô hàng thì sau khi nhẩm lại giá bình quân thực nhập thì cũng tương đương với giá bình quân 30 ngày thôi.
Nhưng cũng có doanh nghiệp may, trong một tháng họ chỉ nhập vài lô hàng thôi nhưng đúng vào thời điểm giá thấp thì họ được hưởng.
Như vậy rõ ràng nếu doanh nghiệp kinh doanh nắm bắt được xu hướng thì sẽ có cơ hội mua được những lô hàng giá thấp nhất có thể. “Đúng là doanh nghiệp có thể nắm bắt xu hướng. Nhưng hiếm ai đoán được xu hướng” - vị này nói.
Trong khi đó, một doanh nghiệp đầu mối khác thì đưa ra lý do là không đủ kho bãi nên khi thấy giá xuống thấp cũng không thể nhập nhiều xăng dầu về!
Theo PL TPHCM
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đề xuất cho doanh nghiệp tự quyết giá xăng dầu có tỷ trọng tiêu thụ thấp
Vĩnh Phúc nỗ lực 'xanh' hoá để phát triển bền vững
Bất động sản miền Trung khởi sắc: Đà Nẵng, Quảng Bình dẫn đầu xu hướng tăng trưởng
Thủ tướng: Can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thị trường, cản trở phát triển