Lần đầu tiên sau 10 năm chỉ số giá tiêu dùng giảm
Tổng cục Thống kê đã công bố Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 01 năm 2015.
Trước tiên là nhóm hàng lương thực thực phẩm, qua khảo sát hầu hết các mặt hàng trong nhóm này đều tăng giá do nhu cầu tăng để phục vụ Tết. Tuy nhiên mức tăng không cao.
Theo công bố của Tổng cục Thống kê, giá thịt lợn tăng 0,31%; giá thịt bò tăng 0,49%; thịt gà tăng giá 0,71%; giá thịt gia cầm tăng 0,58%; giá trứng gia cầm tăng 0,96%; giá thủy sản tươi sống tăng 0,45%; giá thủy sản chế biến tăng 0,29%; giá rau tươi tăng 1,23%...
Nhu cầu của các mặt hàng lương thực, thực phẩm tháng cận tết này cũng tăng nhưng do giá xăng dầu giảm mạnh, giá cước vận tải giảm theo nên thực tế giá lương thực, thực phẩm không tăng cao.
Tính chung chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng 1-2015 chỉ tăng 0,28% so với tháng trước, thấp hơn nhiều so với tháng 1 của những năm trước (năm 2011 tăng 2,47%; năm 2012 tăng 1,01%; năm 2013 tăng 1,34%; năm 2014 tăng 0,77%).
Trong khi đó, chỉ số giá nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng (gồm cả chất đốt) tháng này cũng giảm -1,09%. Giá gas bình quân tháng 1-2015 giảm 6,54% do ảnh hưởng đợt giảm giá từ ngày 1-1-2015 (mỗi bình gas 12 kg giảm 33.000đ).
Bên cạnh đó, giá dầu hỏa được điều chỉnh giảm giá hai đợt nên giảm 1.860đ/lít.
Giá nước sinh hoạt giảm 0,15% và giá điện sinh hoạt giảm 0,48% so với tháng trước (do nhu cầu dùng điện trong tháng này giảm).
Tháng 1/2015, nhóm có mức giảm nhiều nhất trong 11 nhóm hàng chính là xăng dầu. Giá xăng dầu giảm giá mạnh đã kéo nhóm giao thông giảm gần 3%, qua đó kéo CPI chung cả nước giảm 0,35%.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá heo hơi ngày 22/1/2025: Không biến động trên toàn quốc
Giá nông sản ngày 22/1/2025: Hồ tiêu và cà phê đồng loạt tăng mạnh
Tết ông Công ông Táo: Hàng hóa phong phú, giá không tăng
Sản phẩm phục vụ thị trường ngày ông Công, ông Táo ưa chuộng 'combo'