Quốc tế

Lập khu vực tự do thương mại: Cuộc cạnh tranh quyết liệt Trung -Mỹ

Trong xu hướng cả thế giới muốn lập các khu vực tự do thương mại, Trung Quốc và Mỹ đã cạnh tranh quyết liệt trong lĩnh vực này nhằm có được nhiều thỏa thuận thương mại tự do khu vực hơn.

Phản ứng đầu tiên đối với thông báo ra ngày 13/5/2012 cho biết Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc tiến hành các cuộc đàm phán về việc thành lập một khu vực thương mại tự do ba bên là cái nhún vai của người nghe.

 

Một bước tiến mới

 

Một phản ứng thứ hai được nhận ra là nếu các cuộc đàm phán này có thể mang đến một kết quả gì đó thì nó sẽ là một thỏa thuận rất lớn. Tính tổng chung, ba nước này chiếm gần 1/5 sản lượng toàn cầu, nhiều hơn khu vực đồng tiền chung Châu Âu Eurozone và chiếm 18% tổng hàng hóa xuất khẩu thế giới.

 

Điều thứ ba cần lưu ý là với sự trì hoãn của vòng đàm phán Doha đối với những cuộc đàm phán thương mại đa phương thì thỏa thuận thương mại tự do khu vực (FTA) ở Châu Á đã trở thành một trong những chiến lược cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc.

 

Tại cả ba nước, những ý kiến vận động hành lang rất quan trọng sẽ có xu hướng chống lại việc mở cửa cạnh tranh tự do: vấn đề nông dân Nhật Bản, vấn đề doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc, các nhà xuất khẩu Hàn Quốc hy vọng sẽ tiến gấp so với Nhật Bản thông qua một Hiệp định thương mại tự do song phương với Trung Quốc.

 

Thứ hai, bất kỳ thỏa thuận nào đạt được cũng có thể ảnh hưởng nhiều chiều và mang đến nhiều ngoại lệ. Hàn Quốc đã ký kết một thỏa thuận rất sâu sắc, cụ thể với Liên minh Châu Âu và Mỹ dù các bên đã tranh cãi quyết liệt. Nhưng các Hiệp định thương mại của Trung Quốc, ví dụ như với Hiệp hội các nước Đông Nam Á, ASEAN có xu hướng bị các nhà đàm phán thương mại của Mỹ và Châu Âu chế nhạo bởi nó không có tính thực tế cao.

 

Nút thắt Nhật Bản

 

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất với cả Nhật Bản và Hàn Quốc. Đồng thời, cả ba quốc gia đều công nhận rằng tương lai của họ gắn bó với nhau và cần phải chân thành nếu muốn giảm bớt các nghi ngờ còn sót lại do những thù hận lịch sử và loại bỏ các rào cản, ít nhất là về xuất khẩu.

 

Trong cuộc họp hội nghị thượng đỉnh tại Bắc Kinh, ba nước đã nhất trí về một thỏa thuận bảo vệ đầu tư và đó hiệp ước đầu tiên giữa ba bên. Và Hiệp định tự do thương mại ba bên này được xem như một bước tiến để hướng đến một khu vực thương mại tự do lớn hơn, bao gồm mười thành viên ASEAN.

 

Cùng thời điểm với đàm phán về FTA của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, có một dự án tự do thương mại tương tự đang được thực hiện với tên gọi là Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Mỹ khởi xướng và thiết lập nhằm tạo thành một khu vực tự do thương mại rộng lớn gồm Châu Á-Thái Bình Dương. Sự thất bại của cuộc đàm phán thương mại toàn cầu sẽ được giảm nhẹ bằng các khu vực tự do thương mại đạt được.

 

Tuy nhiên, trong thực tế TPP không phải là sự bổ sung để Trung Quốc thúc đẩy sáng kiến Hiệp định Tự do thương mại ba bên với Hàn Quốc, Nhật Bản mà chính là để cạnh tranh với TPP.

 

Ngoài Mỹ, TPP còn bao gồm sự tham gia của 8 quốc gia khác là Austraylia, Brunei, Chile, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Tháng 5/2012, đại diện 9 nước đã gặp gỡ tại Dallas để thực hiện vòng đàm phán thứ 12.

 

Mỹ khẳng định sẽ hoan nghênh sự tham gia đàm phán của Trung Quốc tuy nhiên một số quy định của TPP đã được thiết kế nhằm ngăn ngừa bằng hàng rào kỹ thuật với sự xuất hiện của Trung Quốc ví dụ như quy định về hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.

 

Chính phủ Trung Quốc đang tỏ một thái độ cỏi mở đối với TPP. Nhưng báo chí Trung Quốc đã chính thức nêu quan điểm nghi ngờ rằng TPP là một phần của chiến lược tái cân bằng rộng lớn hơn trong chiến lược toàn cầu của Mỹ đối với Châu Á và Thái Bình Dương mà Trung Quốc được xem như một phần của một kế hoạch đó.

 

Việc mời một số nước ASEAN tham gia cũng nhằm cân bằng lực lượng trong khu vực. Không giống như FTA giữa ba bên, TPP là để cùng thực hiện, ví dụ như vấn đề sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn môi trường và lao động cũng như thuế quan. Tuy nhiên có ý kiến lo ngại rằng Mỹ khó áp đặt những tiêu chuẩn của mình với các nước TPP khác.         

            

Vấn đề lớn nhất đối với TPP cho đến nay, mà có thể coi như thất bại là không kéo được Nhật Bản tham gia vào quá trình này. Không có Nhật Bản, một số chuyên gia kinh tế dự đoán TPP sẽ bị suy yếu.

 

Tuy nhiên, kể cả khi vận động được Nhật Bản tham gia vào TPP thì cũng sẽ đòi hỏi giới lãnh đạo chính trị phải mạnh mẽ vượt qua ý kiến phản đối để bảo hộ nông nghiệp nước này trước khi tiến đến được một thỏa thuận thương mại sâu rộng. Hiện tại chưa phải là thời điểm tốt nhất để mời Nhật Bản. Ông Noda là một người đam mê TPP nhưng một phần có vẻ vì lý do chiến lược.

 

Như vậy câu chuyện về khu vực tự do thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc chính là sự cạnh tranh lôi kéo các quốc gia Châu Á, Thái Bình Dương, trong đó Nhật Bản là mục tiêu hàng đầu. Cả Mỹ và Trung Quốc đều triển khai quyết liệt cách làm của mình nhưng Nhật Bản rất khó để nghiêng về bên nào vì bản thân Nhật Bản cũng đang bị giằng xé giữa quan hệ chiến lược với Mỹ và mối quan hệ đặc biệt khó diễn tả với Trung Quốc.

 

Do vậy nhiều khả năng, cả đàm phán khu vực tự do thương mại ba bên Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và đàm phán TPP do Mỹ lãnh đạo sẽ còn kéo dài.

 

 

Theo DĐDN

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo