Quốc tế

Le Pen lên tiếng việc Trump ra lệnh tấn công Syria

Theo bà Marine Le Pen, ứng viên Tổng thống Pháp, Tổng thống Mỹ Donald Trump không nên lặp lại sai lầm mà Washington đã mắc phải tại Iraq và Libya khi giải quyết khủng hoảng Syria.

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Le Fagaro hôm 10/4, ứng viên Tổng thống Pháp Marine Le Pen cho biết, Tổng thống Mỹ Donald Trump phải hết sức thận trọng khi giải quyết khủng hoảng ở Syria, bởi hành động can thiệp quân sự của Washington tại cả Iraq và Libya đã gây ra nguy hiểm cho dân thường, chứ không mang lại hòa bình cho người dân. 

Ứng viên Tổng thống Pháp, Le Pen, lên tiếng việc Trump ra lệnh tấn công Syria.

"Tôi kêu gọi ông Trump phải thận trọng (tại Syria), bởi vì chúng ta đã chứng kiến những gì đã diễn ra ở Iraq và Libya. Sự thật là hành động can thiệp quân sự của Mỹ đã không mang lại nhiều hòa bình hơn và sự bảo vệ tốt hơn cho dân thường", bà Le Pen khẳng định. 

Ứng viên Tổng thống Pháp cũng nhấn mạnh rằng, ngay từ đầu bà phản đối hành động can thiệp quân sự năm 2011 của NATO tại Libya, đồng thời lưu ý rằng những sự kiện diễn ra sau đó chỉ chứng minh rằng cách tiếp cận của bà là đúng đắn. 

Hôm 07/4, quân đội Mỹ, theo lệnh của Tổng thống Mỹ Donald Trump, quân đội Mỹ đã nã 59 quả tên lửa hành trình Tomahawk vào một căn cứ không quân của Syria đặt tại Homs. Ông Trump khẳng định, cuộc tấn công được tiến hành nhằm trả đũa việc sử dụng vũ khí hóa học tại Idlib hôm 04/4. Washington tin rằng cuộc không kích nhằm vào Idlib được tiến hành từ căn cứ không quân đó. 

Giới chức Nga và Syria từ chối dính líu đến vụ tấn công vũ khí hóa học ở Idlib. Sau đó, cùng ngày 04/4, Bộ Quốc phòng Nga cho biết, Không quân Syria đã phát động một cuộc tấn công nhằm vào phía Đông ngoại ô Khan Shaykhun nhằm phá hủy các căn cứ của phiến quân được sử dụng để sản xuất vũ khí hóa học. Những quả bom này đã được gửi tới Iraq và trước đó đã được sử dụng ở Aleppo. 

Hôm 05/4, Bộ Quốc phòng Nga cho biết, cuộc không kích gần Khan Shaykhun bởi không quân Syria đã nhằm vào kho chứa vũ khí hóa học của khủng bố dự kiến được chuyển tới Iraq, và kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tiến hành điều tra vụ tấn công này. 

 

Libya đã lâm vào khủng hoảng kể từ năm 2011, thời điểm một cuộc nội chiến bùng phát tại quốc gia này và lãnh đạo lâu năm Muammar Gaddafi bị lật đổ. 

Tháng 3/2011, một số quốc gia NATO, trong đó có Pháp, đã bắt đầu can thiệp quân sự tại Libya nhằm chấm dứt tất cả các cuộc tấn công chống lại dân thường và thiết lập lệnh ngừng bắn. Tổng thống Pháp khi đó, ông Nicolas Sarkozy đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy EU trừng phạt Gaddafi và kêu gọi can thiệp. 

Sau cuộc tấn công của Mỹ năm 2003 lật đổ lãnh đạo Iraq Saddam Hussein, quốc gia này đã chìm trong bạo lực. Các khu vực rộng lớn của Iraq hiện đang bị tổ chức khủng bố IS kiểm soát. 

Nên đọc
NM (Theo TASS)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo