Quốc tế

Lệnh cấm người tị nạn nhập cảnh vào Mỹ của Trump có sai lầm?

Nhà báo David French của National Review giải thích tại sao sắc lệnh của Donald Trump về bảo vệ nước Mỹ khỏi chủ nghĩa khủng bố lại là ích lợi cho đất nước, và tại sao những người tỏ thái độ phẫn nộ chống lại điểm mới này thực ra đang mắc sai lầm.

"Cơn kích động xung quanh sắc lệnh của Tổng thống Trump về người tị nạn đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Nào ta hãy giảm tốc và nhìn vào sự thật", nhà báo đề nghị.

Thứ nhất, sắc lệnh của Trump dành 120 ngày cho việc sửa đổi các thủ tục tiếp nhận người tị nạn, trong đó số lượng dân tị nạn không được vượt quá 50 ngàn người trong một năm, French ghi chú con số này tương tự như mức trung bình về lượng giấy phép nhập cảnh hàng năm mà chính quyền George W. Bush và chính quyền Barack Obama cấp phát.

Chẳng hạn năm 2002 tại Mỹ cho phép 27.000 người tị nạn nhập cảnh. Trong năm 2013 là gần 70.000.

Ảnh: AP.

Như vậy, bản chất phần này của sắc lệnh nói lên rằng Trump muốn đảm bảo sự kiểm tra kỹ lưỡng hơn với những người tị nạn đặt chân đến đất Mỹ và duy trì mức trung bình như 15 năm trước. "Gia tăng mạnh chỉ số này là trong những năm Obama vào năm 2016, chứ không phải là hiện tại Trump cắt giảm chỉ tiêu đột ngột so với chuẩn mực", French giải thích.

Thứ hai, một mục đặc biệt trong sắc lệnh nói về người tị nạn Syria, đối tượng hiện thời sẽ không được cấp phép nhập cảnh. Trên thực tế đây cũng là trở lại chính sách của Obama trong giai đoạn 2011-2014, khi mỗi năm cho phép một vài chục người tị nạn vào đất nước. Năm 2015 có gần 1.600 người Syria được nhập cảnh Mỹ.

"Chỉ trong những ngày cuối cùng của nhiệm kỳ Tổng thống thì chính quyền Obama mới thay đổi đường lối bắt đầu tiếp nhận người tị nạn với số lượng nhiều hơn, mà nhân tiện phải nói ngay là không gây ảnh hưởng gì nghiêm trọng đến cuộc khủng hoảng chung. Thế nhưng bây giờ các đảng viên Dân chủ không thèm suy xét mà ngang nhiên trắng trợn công bố trên Twitter hình ảnh các trẻ em Syria đang mất máu", nhà báo French nhận xét.

Nên đọc
Hòa Lộc (theo Sputnik)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo