Lệnh trừng phạt không thể bắt Nga khuất phục
Nước Nga đã tránh khỏi sụp đổ tài chính nhờ có sức tự lực cánh sinh và chính sách kinh tế cứng rắn. Tuy nhiên, khủng hoảng vẫn ảnh hưởng đến bộ phận dân chúng không được bảo vệ.
Matthew Chance, phóng viên quốc tế cao cấp của CNN cho rằng, lệnh trừng phạt quốc tế đã được áp đặt đối với Nga, ngoài nguyên nhân do các vấn đề khác, là còn vì cuộc xâm lược vào Ukraine. Giá dầu thế giới đã sụp đổ trong khi nền kinh tế Nga đang phụ thuộc vào nó.
Tuy nhiên, Nga vẫn còn có thể thoát khỏi sụp đổ tài chính, điều mà theo dự đoán của nhiều người, có thể bắt Nga phải quỳ gối. Từ đây bật ra câu hỏi làm thế nào Nga có thể không bị nhấn chìm xuống nước?
Theo lý giải, một phần lý do là sức tự cung cấp bảo đảm. Ví dụ, trong quầy bar bán bánh burger nổi tiếng ở Matxcơva phục vụ sản phẩm thịt được sản xuất tại Nga. Trong những năm gần đây có hiện tượng bùng nổ thực sự trong sản xuất nông nghiệp, nhờ lệnh cấm của chính phủ về nhập khẩu hầu hết các sản phẩm thực phẩm từ phương Tây. Tuy nhiên, nông nghiệp chỉ là một phần nhỏ trong nền kinh tế Nga.
Tuyệt chiêu thực sự để tồn tại của đất nước chính là ở chỗ chính sách kinh tế cứng rắn của nó. Ví dụ, trong quyết định ban hành năm 2014 thả nổi tự do cho đồng rúp. Trong các cuộc khủng hoảng kinh tế trước, Điện Kremlin đã cố gắng hỗ trợ đồng tiền quốc gia bằng cách chi ra hàng tỷ USD để củng cố thị trường.
Tại thời điểm này, đồng rúp đã mất giá đáng kể, điều đó cho phép tăng kim ngạch xuất khẩu và giúp nhà nước trang trải các chi phí về ngân sách với sử dụng chuyển đổi tính toán bằng đồng rúp.
Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc tiền tiết kiệm và tiền lương trả bằng đồng rúp mất giá trị. Lương hưu cũng bị đóng băng và trong điều kiện chuyển đổi sang đô la, thì chúng có giá trị ít hơn so với trước khủng hoảng. Mặc dù Nga không bị "chìm xuồng", nhưng như thường lệ, chỉ những người Nga bình thường phải phải trả giá cho suy thoái kinh tế.
End of content
Không có tin nào tiếp theo