Lí giải nguyên nhân Nga "hết lòng" giúp đỡ Syria
Liên quan đến vấn đề này, nhật báo Contra Magazin của Đức đặt nghi vấn: “Tại sao Nga tìm mọi cách giúp đỡ Syria?”
Vì dầu mỏ khí đốt ở khu vực này, vì Địa Trung Hải nơi họ muốn triển khai các lực lượng hay vì lợi ích kinh tế? Tất cả những điều này có thể là nguyên nhân nhưng quan trọng nhất lý do khiến Nga nỗ lực ở chiến trường này là vì NATO.
Mối quan hệ giữa Nga và các nước NATO ngày càng trở nên căng thẳng và dường như Nga đang tìm mọi cách để nắm điểm yếu của họ.
Nhờ mối quan hệ với chính quyền Syria, Nga đã ký thỏa thuận về việc sử dụng và khai thác các căn cứ quân sự, đặc biệt là căn cứ Hải quân Tartus. Thỏa thuận này cho phép Nga triển khai các lực lượng thêm 49 năm nữa.
Hiện nay Nga đã đưa đến khu vực này hệ thống phòng không S-400 và triển khai tại Latakia. Hệ thống này cho phép Nga kiểm soát hoàn toàn căn cứ quân sự của NATO Incirlik ở Thổ Nhĩ Kỳ và căn cứ của Không quân Anh Akrotiri ở Síp.
Điều này có nghĩa là các máy bay của NATO luôn bị Nga theo dõi và Nga có thể đánh chặn chúng bất cứ lúc nào.
Cảng Tartus của Syria đóng vai trò rất quan trọng đối với Nga. Trước đó, thời Xô Viết ở đây chỉ triển khai một lực lượng khoảng 50 đến 60 người cùng với một tàu sữa chữa, lực lượng này cùng với con tàu sẽ tới Địa Trung Hải trong trường hợp cần thiết.
Tuy nhiên hiện nay Nga đang tích cực mở rộng và xây dựng căn cứ Tartus cho phép tiếp nhận các tàu chiến của Hải quân Nga, trong đó bao gồm các tàu ngầm.
Tartus sẽ trở thành cảng biển chính của Hạm đội Biển Đen của Nga. Sau khi xây dựng hoàn thành căn cứ này Nga sẽ không còn quá phụ thuộc vào Biển Đen nữa.
Tuy nhiên Nga sẽ vẫn tiếp tục kiểm soát Biển Đen nhờ lực lượng trên không và các hệ thống phòng thủ mặt đất.
Hệ thống phòng không S-400 của Nga và tổ hợp Bastion cho phép Nga chiếm ưu thế trên Biển Đen. Họ không cần tập trung nhiều tàu chiến của họ ở Biển Đen nữa.
Hạm đội Biển Đen của Nga có thể trở thành “Hạm đội Đông-Địa Trung Hải” với cảng biển chính ở Tartus, thách thức Hải quân NATO và thậm chí có thể giành quyền thống trị của Hải quân NATO ở khu vực này.
Điều này càng trở nên thực tế hơn bao giờ hết khi “Hạm đội Đông-Địa Trung Hải” kết hợp với lực lượng Trung Quốc ở khu vực này. Lối vào của kênh đào Suez sẽ có sự hiện diện của quân đội Trung Quốc.
Trung Quốc có một căn cứ quân sự ở Djibouti, cho phép họ triển khai cả lực lượng Hải quân và Không quân lên tới 10.000 người.
Như vậy Trung Quốc sẽ kiểm soát lối vào từ hướng nam kênh đào Suez, còn phía bắc kênh đào Suez sẽ do Nga kiểm soát. Ngoài ra việc xây dựng căn cứ này cùng với các loại trang thiết bị quân sự còn cho phép Nga kiểm soát phần phía đông Địa Trung Hải và khu vực rộng lớn.
Thực tế này đối với NATO thực sự là một cơn ác mộng.
Chính vì nguyên nhân này các nước NATO đang tìm mọi cách làm giảm sự ảnh hưởng của Nga ở Syria.
Thời gian gần đây lần lượt Anh và Pháp tuyên bố tham gia tích cực hơn vào chiến trường này. Họ đã nhìn thấy mối đe dọa tiềm tàng này dù hơi muộn?
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này
Dự án AI trị giá 500 tỷ USD của Mỹ: Thách thức lớn cho châu Âu
Pháp - Đức bàn đối phó chính sách thuế dưới thời Tổng thống Donald Trump