Quốc tế

Liên quân Mỹ-Anh-Pháp lộ yếu điểm chết người trong vụ không kích Syria

Đòn tấn công tên lửa rầm rộ do Mỹ - Anh - Pháp tiến hành nhằm vào Syria đã bộc lộ yếu điểm chết người và đó là một phần lý do khiến 70% tên lửa được bắn đi đã bị đánh chặn bởi các hệ thống phòng không đời cũ.

Rạng sáng 14/4, Mỹ cùng Anh và Pháp bất ngờ tiến hành tấn công tên lửa vào các mục tiêu nghi có liên quan đến năng lực vũ khí hoá học của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Lầu Năm Góc nói rằng lực lượng của 3 nước đã phóng đi 105 tên lửa trong 70 phút nhằm vào 3 mục tiêu và toàn bộ tên lửa đều trúng đích.

Tuy nhiên, thông báo của Bộ Quốc phòng Nga cho biết, liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu đã tấn công vào nhiều hơn 3 mục tiêu và 71 trong số các tên lửa tấn công đã bị Syria bắn hạ bằng các hệ thống phòng không do Liên Xô sản xuất.

Chiến đấu cơ của Anh chuẩn bị lên đường không kích Syria. Ảnh: AP

Theo Đô đốc Vladimir Valuyev, cựu chỉ huy của Hạm đội Baltic Nga, liên quân Mỹ- Anh - Pháp dường như đã bộc lộ yếu điểm chết người trong vụ không kích lần này và đó là một phần lý do khiến tới 70% tên lửa của họ bị bắn hạ.

"Trên thực tế, vụ tấn công tên lửa đã kéo dài hơn 1h đồng hồ, tôi cho rằng điều đó cho thấy 3 nước này đã không có hành động phối hợp tốt", Đô đốc Valuyev nói với Sputnik.

Tên lửa Syria lao lên không trung chặn đòn tấn công của Mỹ. Ảnh: AP

Ông Valuyev nhấn mạnh, để tiến hành một vụ không kích hiệu quả, điều quan trọng nhất là các tên lửa cần phải lao đến một cách đồng thời, nghĩa là trong một khoảng thời gian ngắn hơn rất nhiều, để làm rối loạn các hệ thống phòng thủ. "Đó là yếu tố không xuất hiện trong vụ tấn công của Mỹ, Anh và Pháp", quan chức quốc phòng kỳ cựu của Nga cho hay.

Theo cựu chỉ huy Hạm đội Baltic, nếu các tên lửa trong đòn tấn công của Mỹ- Anh- Pháp bay qua khu vực do Nga bảo vệ, khả năng đánh chặn có khả năng sẽ không dừng lại ở 70% mà sẽ là 100%.
Một số chuyên gia khác cũng nói rằng việc các tên lửa của Mỹ - Anh - Pháp bắn đi mất quá nhiều thời gian để lao tới mục tiêu đã giúp cho quân đội Syria có nhiều thời gian để tái nạp đạn và áp dụng thêm các biện pháp phòng ngừa. Các yếu tố này góp phần không nhỏ vào việc "giúp" Syria đánh chặn lượng lớn tên lửa tấn công.

Một trung tâm nghiên cứu của Syria bị đổ sập do đòn không kích của Mỹ. Ảnh: Sputnik

Hôm 15/4, giới chức Mỹ đã công bố một số hình ảnh cho thấy các căn cứ của Syria bị hư hại do đòn tấn công. Tuy nhiên, các chuyên gia nói rằng, các thiệt hại như Mỹ ghi nhận được chỉ tương xứng với sức công phá của khoảng 15-20 tên lửa Tomahawk, bởi đây là một loại tên lửa hành trình cỡ lớn với đầu đạn nặng 450kg.

 

Nên đọc
Theo CAND
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo