Liệu Nga và Mỹ có tìm được tiếng nói chung về Syria?
Bộ trưởng Ngoại giao Nga và Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã từng nhiều lần tìm thấy tiếng nói chung về vấn đề Syria. Nhưng, mỗi khi đến lúc thực hiện các thỏa thuận, Nga phải đối mặt với một tình huống khi các ngành chính quyền, các cơ quan của Mỹ giữ lập trường khác nhau về cách giải quyết cuộc khủng hoảng Syria.
Trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik, nhà chính trị học Gevorg Mirzoyan, Phó Giáo sư Trường Đại học Tài chính trực thuộc Chính phủ Liên bang Nga, người chuyên viết cho tạp chí Expert, nói lên ý kiến của mình về lý do tại sao trong chính quyền Mỹ thiếu một quan điểm thống nhất về nội dung này:
"Lầu Năm Góc cho rằng, Tổng thống Obama là một người yếu đuối không có khả năng thông qua những quyết định phức tạp. Kết quả là Obama liên tục rút lui khỏi những vấn đề nan giải mà điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích của Mỹ. Đã từ lâu Lầu Năm Góc yêu cầu Tổng thống Obama nên khởi động một chiến dịch quân sự ở Syria. Tuy nhiên, các chính trị gia nhận thức được rằng, hành động như vậy có nghĩa là bước vào một cuộc phiêu lưu. Song, giới quân sự vẫn kiên trì đòi phải thực hiện hành động này, kết quả là ông Obama thậm chí cấm đề cập đến vấn đề đó trong sự hiện diện của mình", theo vị này.
"Nhưng giờ đây, Lầu Năm Góc thấy rằng, ông Obama không giải quyết bất cứ điều gì, và họ cố gắng hành động sau lưng ông ta. Ở giai đoạn này của cuộc xung đột Syria, Ngoại trưởng Kerry rất tích cực ủng hộ việc tiến hành cuộc đàm phán với Nga, và Tổng thống Obama ủng hộ ông. Nhưng, cuối cùng tất cả các thỏa thuận đạt được sau các cuộc đàm phán khó khăn đã thất bại, bởi vì chính quyền Obama hiện nay không kiểm soát nổi các cơ quan an ninh của nước mình cũng như các đồng minh của họ. Hóa ra, hiện nay bất cứ thỏa thuận với chính quyền Mỹ đều là vô nghĩa. Và đây không phải vì chúng tôi có thái độ xấu với Hoa Kỳ, mà chỉ vì chúng tôi hiểu rõ rằng, trong tình huống này người Mỹ không có khả năng thực hiện các thỏa thuận", vị này nói.
Liệu có khả năng Lầu Năm Góc sẽ thông qua quyết định khởi động cái gọi là "kế hoạch B" về Syria trong tình huống này? Tức là, không kích vào các lực lượng chính phủ Syria? Nhiều nhà phân tích cho rằng, Lầu Năm Góc đang xem xét một cách nghiêm túc khả năng "làm leo thang căng thẳng để giảm bớt leo thang".
Nhà phân tích Gevorg Mirzoyan nói: "Đúng, ở Lầu Năm Góc có rất nhiều người muốn sử dụng vũ lực. Do đó, trên thực tế hiện có nguy cơ leo thang căng thẳng. Với "tối hậu thư" plutonium Tổng thống Putin đã chỉ ra rằng, nên kiềm chế cơn cuồng loạn và chờ đợi một thời gian. Cuối cùng, nếu người Mỹ dám tấn công vào quân đội Syria, trong đó có cả căn cứ Hmeymim, thì không ai có thể đảm bảo rằng họ sẽ không bắn rơi một chiếc máy bay Nga? Còn Nga thì sẽ đáp trả bằng cắch bắn rơi một máy bay Mỹ? Tuy nhiên, nếu cuộc xung đột giữa hai cường quốc hạt nhân bắt đầu mang nét giống như "khủng hoảng Caribbean", thì theo tôi, các đối tác châu Âu sẽ không hỗ trợ Mỹ trong kịch bản vũ lực của cuộc xung đột. Vì không ai muốn sống trong tình huống xung đột nghiêm trọng giữa hai cường quốc hạt nhân".
Khả năng tìm kiến một giải pháp mang tính đột phá trong vấn đề Syria có thể xuất hiện sau khi Nhà Trắng có ông chủ mới. Tuy nhiên, không nên lạc quan quá mức, bởi vì cả bà Clinton và ông Trump đều thể hiện thái độ cứng rắn trong chính sách đối ngoại. Nhưng, bất kỳ người kế nhiệm Obama có thể dễ dàng hơn thay đổi điều gì đó trong vấn đề Syria.
Nhà phân tích Gevorg Mirzoyan nói: "Ông chủ mới sẽ không chỉ thông qua quyết định, mà còn phải thực hiện các quyết định của mình. Theo tôi, không nên "ác quỷ hóa" quá mức bà Hillary Clinton. Đúng, bà Clinton có quan điểm khá cứng rắn về tình hình hiện nay. Nhưng, nếu bà lên nắm chính quyền thì cũng có thể thay đổi quan điểm của mình và sẽ có thái độ tỉnh táo hơn. Trong trường hợp này Lầu Năm Góc cũng có thể thay đổi lập trường cứng rắn của mình. Sau đó hai bên có thể dễ dàng hơn nối lại cuộc đối thoại.
"Hình ảnh của Hoa Kỳ bị thiệt hại trong con mắt cộng đồng quốc tế khi Mỹ bị mắc kẹt ở đầm lầy Syria. Tôi cho rằng, Mỹ và Nga có các lợi ích chung: không can thiệp quá sâu vào cuộc nội chiến Syria mà tập trung nỗ lực để chấm dứt cuộc chiến này. Việc tìm kiếm một thỏa hiệp sẽ phục vụ lợi ích của cả hai nước", vị này nói thêm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này
Dự án AI trị giá 500 tỷ USD của Mỹ: Thách thức lớn cho châu Âu
Pháp - Đức bàn đối phó chính sách thuế dưới thời Tổng thống Donald Trump