Lo kinh tế giảm phát
Sức ép 6 tháng cuối năm
Phiên họp toàn thể của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội thẩm tra Báo cáo bổ sung tình hình kinh tế - xã hội năm 2011 - triển khai kế hoạch năm 2012 của Chính phủ (trình kỳ họp Quốc hội thứ 3 tới) sáng qua đã đưa ra nhận định như vậy.
Báo cáo của Chính phủ đánh giá, nếu không có các giải pháp tích cực thúc đẩy sản xuất, kinh doanh thì mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội trong năm nay sẽ gặp nhiều khó khăn.
Năm 2012 Chính phủ tập trung kiềm chế lạm phát dưới 10%, thậm chí có thể đạt thấp hơn nếu điều chỉnh các chính sách hợp lý. Tuy nhiên, để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm nay từ 6-6,5% là rất khó khăn.
Dự kiến 6 tháng đầu năm tăng trưởng chỉ trên 4% (quý 1/2012 chỉ đạt 4% và quý 2/2012 theo dự báo cũng chỉ đạt khoảng 4,5%).
Như vậy, sức ép sẽ dồn lên sáu tháng cuối năm để cả năm đạt mức tăng truởng khoảng 6%. Đây là những khó khăn đã được lường trước, nhất là trong bối cảnh phải tập trung ưu tiên mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Trao đổi với PV, TS Cao Sỹ Kiêm, Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho rằng, nền kinh tế mấy tháng đầu năm đã có chuyển biến như nhận định của Chính phủ.
Đó là bước đầu lãi suất đã giảm, lạm phát được kìm chế tốt hơn và Chính phủ đã đưa ra gói hỗ trợ để cứu doanh nghiệp…
Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn khó khăn và đầy nguy cơ. Vì, tuy lãi suất giảm nhưng vẫn ở mức cao, hàng hoạt doanh nghiệp đang đình trệ sản xuất, do chưa thể tiếp cận được vốn vay.
“Nền kinh tế đã kìm chế được tốc độ lạm phát, nhưng giải quyết vấn đề tăng trưởng thì còn rất nhiều khó khăn ở phía trước”- ông Kiêm nhận định.
Chống giảm phát
Chuyên gia kinh tế Trần Du lịch (Phó Trưởng Đoàn đại biểu quốc hội TP. Hồ Chí Minh) cho rằng, vấn đề quan trọng hiện nay là giải quyết mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và tài khóa.
Các ngân hàng thừa tiền nhưng lại không tăng trưởng được tín dụng vì phải tập trung giải quyết nợ xấu. Hệ quả của tăng trưởng quý 2 chỉ đạt 4,5% (theo dự báo) sẽ dẫn đến tình trạng đình trệ sản xuất, do sức mua giảm và tác động của tín dụng chưa rõ nét.
Ông Kiêm lo ngại, nếu chỉ đạt tăng trưởng ở mức 5,5% thì đời sống của một bộ phận người lao động sẽ bị tác động mạnh, bởi sẽ có thêm nhiều người mất việc làm và thu nhập giảm sút hơn.
Vì vậy, tại Kỳ họp tới đây, Quốc hội cần bàn tới những quyết sách quyết liệt hơn, nhằm cố gắng ổn định sản xuất, giữ tăng trưởng ở mức hợp lý nhất.
Đồng thời, có chính sách tín dụng phù hợp, và các chính sách khác hỗ trợ sản xuất, tiêu dùng.
“Trong sáu tháng tới có thể sẽ có những yếu tố mới. Nhưng bây giờ cũng cần phải tính đến bài toán chống suy giảm, chống giảm phát” - ông Kiêm nói .
Theo TP
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đề xuất cho doanh nghiệp tự quyết giá xăng dầu có tỷ trọng tiêu thụ thấp
Vĩnh Phúc nỗ lực 'xanh' hoá để phát triển bền vững
Bất động sản miền Trung khởi sắc: Đà Nẵng, Quảng Bình dẫn đầu xu hướng tăng trưởng
Thủ tướng: Can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thị trường, cản trở phát triển
Mắc một loạt sai phạm, Chứng khoán SmartInvest AAS bị phạt gần 1,4 tỷ đồng