Thị trường

Lỗ là lỗ thế nào?

Trong buổi hội thảo về Điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường , khi các doanh nghiệp (DN) kinh doanh xăng dầu kêu lỗ triền miên mà không cho tăng giá xăng, dầu là vô lý, Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ hỏi lại: Lỗ là lỗ thế nào?

Bộ trưởng Huệ cũng yêu cầu nói chi tiết: Mặt hàng nào lỗ? Phải báo cáo cụ thể, minh bạch để còn có hướng giải quyết.
 
Đến đây các doanh nghiệp ú ớ bảo “gộp chung các khoản lỗ chứ không tách riêng”

 

Câu trả lời ú ớ này chứng tỏ trong việc xác định các chi phí cấu thành giá xăng dầu chưa minh bạch. Chưa minh bạch nên người dân tù mù, chấp nhận và chịu đựng với mọi mức giá mà các doanh nghiệp xăng dầu đưa ra.

 

Một mâu thuẫn được nêu ra trong hội thảo này là các doanh nghiệp báo lỗ nhưng trong bản cáo bạch khi tiến hành IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng) lại nói lãi. Có gì khuất tất trong việc này? Nếu lỗ thiệt mà trong bản cáo bạch nói lãi, phải chăng đang lừa nhà đầu tư?

 

Việc điều hành theo cơ chế thị trường là xu hướng chung của tất cả các ngành. Nhưng theo cơ chế thị trường không có nghĩa là để các doanh nghiệp tự quyết định giá.

 

Một khi doanh nghiệp kinh doanh với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận thì để họ quyết định giá thì người chịu thiệt là dân, nhất là dân nghèo. Bản chất nhà nước xã hội chủ nghĩa là đảm bảo công bằng cho mọi công dân, nên để dân nghèo chịu thiệt là không thể chấp nhân.

 

Các doanh nghiệp cũng yêu cầu điều hành cơ chế xăng dầu theo cơ chế thị trường. Cơ chế thị trường vận động theo hướng cùng lên, cùng giảm. Nhưng thực tế chứng minh khi giá xăng dầu thế giới tăng thì lập tức giá xăng trong nước tăng. Nhưng khi giá xăng dầu thế giới giảm mạnh thì giá trong nước lại… giảm nhỏ giọt.  

 

Như thế là không công bằng. Một thực tế nữa, đều hành theo cơ chế thị trường làm sao được trong khi vài doanh nghiệp chủ chốt lại chiếm đến 90% thị phần xăng dầu trong nước.

 

Tại buổi hội thảo này, các doanh nghiệp  xăng dầu “cảnh báo” nếu để họ lỗ nữa thì sẽ bỏ. Ngay lập tức người đứng đầu ngành tài chính “cảnh báo” lại: Đừng có dọa nhà nước. Nếu không làm được chúng tôi sẵn sàng cho giải tán để lập tổng công ty khác. Đó là thái độ dứt khoát.

 

Nên nhớ, nhiều doanh nghiệp , kể cảdoanh nghiệp  nước ngoài rất muốn chia “lỗ” với các tổng công ty đầu mối xăng dầu mà không được.

 

Theo Đất Việt

Ảnh Vnexpress.net

 

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo