Logistics Việt Nam hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN
Đó là khẳng định của ông Lê Đình Thọ- Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải tại Hội nghị giao thương “Losgistics Việt Nam hội nhập cộng đồng kinh tế Asean (AEC) 2015” diễn ra tại TP.HCM.
Vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của nghành Logistics Việt Nam thông qua việc giảm chi phí và chất lượng dịch vụ để phục vụ cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển của xuất khẩu Việt Nam trong cộng đồng AEC, cùng với đó vấn đề kết nối và hợp tác hiệu quả giữa các nhà cung cấp dịch vụ Logistics Việt Nam và các nhà sản xuất, xuất nhập hàng hóa của nước ta, vấn đề giải pháp và chiến lược phát triển nghành Logistics Việt Nam trong điều kiện Việt Nam hội nhập sâu rộng với thế giới khi thực hiện FTA và TPP bên cạnh AEC cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Thứ trưởng Lê Đình Thọ nhấn mạnh.
Theo ông Bùi Thiên Thu- Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, kết nối và hội nhập Logistics cần phải khẳng định là hai trụ cột lớn khi Việt Nam hội nhập AEC. Một số chuyên gia quốc tế nhận định các doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam thiếu tính kết nối, còn hoạt động manh mún, dịch vụ đơn lẻ , ít dịch vụ Logistics tích hợp, dịch vụ 3L. Mặt khác còn thể hiện thiếu tính kết nối ngang các hoạt động dịch vụ Logistics từ các doanh nghiệp có lợi thế riêng để tối ưu chi phí, thời gian, nguồn nhân lực nhằm cung cấp một dịch vụ tổng hợp có giá trị gia tăng.
Hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu là xu hướng phát triển tất yếu của thế giới, trong đó hội nhập cộng đồng kinh tế Asean (AEC) vốn là thị trường nhập khẩu nhiều mặt hàng lớn của Việt Nam có lợi thế cạnh tranh sẽ thúc đẩy nghành Logistics phát triển và hưởng lợi. Cùng với TPP, FTA thì hội nhập AEC sẽ là bước ngoặt lớn mang tính lịch sử, là đòn bẩy quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển và hội nhập sâu rộng hơn trong sân chơi toàn cầu. Ông Thu cho biết thêm.
Để tiến hành hội nhập Logistics với AEC, chúng ta sẽ phải hội nhập về nhân lực chuyên nghiệp và sẽ có các thách thức mới sâu sắc hơn từ việc di chuyển nhân lực trong khu vực . Điều đó, giúp chúng ta có điều kiện đưa nhân lực, mạng lưới ra ngoài nước, nguồn nhân lực sẽ được cọ xát với khu vực, trong khi đó nhân lực Logistics chuyên nghiệp từ các quốc gia trong AEC sẽ đến làm việc với chúng ta. Như vậy, việc hội nhập trong đó có việc di chuyển nhân lực Logistics sẽ là đan xen giữa cơ hội và thách thức. Ông Đỗ Xuân Quang- Chủ tịch Hiệp hội Logistics Việt Nam nhấn mạnh.
Cũng theo ông Đỗ Xuân Quang: Hiện nay, vẫn có những nhà sản xuất, XNK và kể cả những nhà cung cấp dịch vụ Logistics chỉ biết dự vào lợi thế địa phương, phân mảnh các hoạt động Logistics hoặc họ chỉ nghĩ hàng hóa bán qua mạn tàu (FOB) là xong, lấy Bill (Bill of Lading ) và thu tiền, đó là cái nhìn thiện cận, thiếu hiểu biết về chuỗi cung ứng. Điều đó, phải thay đổi triệt để khi hội nhập AEC mới có khả năng cạnh tranh.
Ông Đào Ngọc Thắng- Phó Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM cho rằng, với thế mạnh cảng biển và kho bãi…thì Logistics thành phố cần phải đồng bộ kết cấu hạ tầng. Thực tế, hiện nay hệ thống cơ sở hạ tầng Logistics của TP.HCM là chưa đồng bộ, mặc dù hệ thống ấy vẫn đáp ứng ở mức độ nào đó nhu cầu nhưng còn thiếu khá nhiều thành phần quan trọng cũng như sự kết nối giữa các thành phần ấy là chưa được đảm bảo.
Một số cảng biển lớn vẫn còn chưa khai thác đến mức công suất thiết kế mà phải hoạt động cầm chừng, nguyên nhân là do chưa có hệ thống đường bộ kết nối. Trong khi đó, một số cảng có đường bộ kết nối tốt thì lại quá tải, không theo kịp sự phát triển nhu cầu Logistics tăng trưởng khá nhanh của doanh nghiệp.
Hiện trạng này cho thấy việc quy hoạch và triển khai xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng Logistics TP.HCM còn khá rời rạc. Sự chưa đồng bộ của hệ thống kết cấu hạ tầng Logistics đã làm gia tăng chi phí xã hội của nền kinh tế và giảm đi khả năng cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu của Thành phố và cả vùng kinh tế trọng điểm phíaNam khi hội nhập AEC. Ông Thắng nhấn mạnh sự cấp thiết phải đồng bộ hóa của Logistics TP.HCM khi hội nhập AEC.
Chỉ còn ít ngày ngắn ngủi nữa, Cộng đồng kinh tế Asean (AEC) sẽ ra đời, những thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong khối AEC về Logistics sẽ chính thức có hiệu lực. Điều đó, đòi hỏi tất các các doanh nghiệp Logistics Việt Nam cần phải thay đổi và xác định rõ cơ hội cũng như thách thức để tồn tại và phát triển trong tổng thể chung của kinh tế khu vực và thế giới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo