Chân dung

Lời khuyên cho những người muốn "nhảy việc”

40 năm đi làm và 8 công ty chính thức, chưa kể 2 công việc khi khởi nghiệp mà tôi không muốn liệt kê trên LinkedIn, đó là còn chưa tính rất nhiều nghề tay trái mà nếu tôi cho hết vào, hồ sơ của tôi sẽ biến thành bản cáo trạng của một kẻ “nhảy việc”.

Khi nhìn vào bản hồ sơ đăng trên LinkedIn của mình, đến bản thân tôi cũng thấy choáng ngợp. 

40 năm đi làm và 8 công ty chính thức, chưa kể 2 công việc khi khởi nghiệp mà tôi không muốn liệt kê trên LinkedIn, đó là còn chưa tính rất nhiều nghề tay trái mà nếu tôi cho hết vào, hồ sơ của tôi sẽ biến thành bản cáo trạng của một kẻ “nhảy việc”. 

Công việc tôi gắn bó lâu nhất là tại tòa soạn báo điện tử San Francisco Chronicle trong 10 năm. Công việc chớp nhoáng nhất là tại một doanh nghiệp đầu cơ chứng khoán rủi ro tại phố Wall, công việc này đã khiến tôi quay trở lại ngành báo hơn một năm sau đó.

Tôi rời phố Wall không phải vì cú sụp đổ của thị trường năm 1987, mà là tôi đã cảm thấy sẵn sàng để vươn cao hơn, và những trải nghiệm thực tế từ công việc ấy đã giúp tôi trong mọi công việc sau này. 

Kể từ đó, với vai trò biên tập mục của tờ nhật báo San Francisco, tôi thay đổi cách nhìn về công việc. 

Xây dựng và duy trì chuyên mục cũng như mở và điều hành một công ty vậy. Nó khẳng định thương hiệu của tôi và thiết lập hình ảnh con người tôi một cách chuyên nghiệp. 

Từ đó trở đi, tôi coi mỗi công việc là một vụ làm ăn, lương chính là thu nhập. 

Và tôi luôn mang theo mình một quy tắc – điều tôi vẫn nói với các con và tất cả mọi người khi họ hỏi: Một công việc, nếu bạn đủ may mắn để giành được, không phải là một nhà tù. 

Nếu bạn cảm thấy chán, bị trả lương thấp, không được trọng dụng, muốn sống ở một nơi nào khác trong đất nước hoặc trên thế giới (giống tôi), hay đơn giản là bạn tham vọng hơn những gì bạn đang có, thì bạn hoàn toàn có thể đổi việc. (Nhưng hãy chắc chắn là bạn tìm được việc mới trước khi bỏ việc cũ! Và không bao giờ được qua cầu rút ván.)

Thêm vào đó, tôi cũng khuyên mọi người rằng nếu bạn muốn thay đổi, hay đẩy bản thân ra khỏi vùng thoải mái của mình. 

Việc này sẽ ép bạn phải thử thách bản thân. Không phải lúc nào nó cũng phát huy tác dụng, nhưng với cá nhân tôi, những viên gạch ngáng đường khiến tôi vấp ngã ban đầu lại trở thành bậc thang sau này để tôi bước lên chạm tới những thứ tốt đẹp hơn. 

Rất nhiều lần tôi đã muốn dứt áo hẳn khỏi nghề báo, như lần làm ở doanh nghiệp đầu cơ phố Wall; công việc đó rất thảm hại vì tôi chẳng hiểu gì cả. Nhưng sau này tôi luôn nghĩ về nó như một đợt nghỉ dưỡng. 

Một lần khác, tôi cùng một người bạn chung tay mở một doanh nghiệp nghiên cứu đầu tư. Nó kéo dài trong 2 năm. Đây là một dự án thành công. Nhưng cũng là một khoảng thời gian vô cùng áp lực mà chỉ những doanh nhân mới chịu được. 

Sau đó chúng tôi chia tay và vẫn là bạn tốt của nhau. Tôi rất trân trọng những kinh nghiệm ấy. 

Nhưng xin đừng hiểu lầm, nhảy việc cũng có những bất lợi, nhất là khi bạn đã có gia đình. 

Để bắt đầu lại từ đầu một thứ không bao giờ là điều dễ dàng, nhưng để chia tay bạn bè thì còn khó hơn. 

Khi bạn càng nhiều tuổi, bạn càng ngại dịch chuyển, và định cư ở một khu vực mới khiến bạn có cảm giác như đang ở giờ khắc tàn của một bữa tiệc vui. 

Thêm vào đó, nó khiến người khác cảm giác bạn thiếu trung thành. Rất nhiều nhà tuyển dụng không muốn tuyển hoặc không tin tưởng những kẻ nhảy việc. 

Khi tôi nhận một công việc, không bao giờ tôi nghĩ đây chỉ là công việc tạm bợ. Tôi luôn mang tâm thế đây sẽ là công việc trong dài hạn, đó là lý do vì sao mỗi lần chuyển nhà theo công việc, tôi đều mua đứt chứ không thuê. 

Nhưng bạn cũng cần phải tự lo cho mình trước, nhất là trong một thời đại khi các công ty nhiều khi cũng chẳng trung thành với nhân viên. 

Như một người bạn đã từng nói với tôi: “Thay đổi là tốt, nó nhắc rằng bạn vẫn đang sống”. 

*Bài dịch thể hiện quan điểm cá nhân của Herb Greenberg - biên tập viên cao cấp của CNBC và tạp chí tài chính TheStreet.

Theo Bizlive
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo