Lượng đường sản xuất trong nước giảm năm thứ 2 liên tiếp
Như vậy, đây là năm thứ 2 liên tiếp, sản lượng đường sản xuất trong nước bị sụt giảm.
Hiện, nhiều nhà máy, công ty đã chủ động hình thành hệ thống mạng lưới tiêu thụ, chăm sóc khách hàng, góp phần tiêu thụ sản phẩm đường và bình ổn thị trường trong nước.
Nhiều doanh nghiệp cũng tiến hành ký kết hợp đồng dài hạn, chủ động thực hiện tốt việc cung ứng nguồn hàng theo hợp đồng và chăm sóc khách hàng chu đáo. Vì thế, các hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn tương đối ổn định, không có những xáo trộn.
Theo dự báo, trên thế giới, sản lượng đường vẫn tiếp tục thâm hụt ở mức cao trong niên vụ 2016-2017 và vào khoảng 6,2 triệu tấn, giảm so với con số hơn 7 triệu tấn được dự báo hồi tháng 8/2016. Tồn kho đường cũng ở mức thấp nhất kể từ niên vụ 2010-2011.
Vụ 2016-2017 chứa đựng 3 yếu tố chính của một thị trường thiếu hụt. Tiêu thụ đường thế giới dự kiến cao hơn đáng kể so với sản xuất. Cán cân thương mại bị thắt chặt. Tỷ lệ tồn kho/tiêu thụ có khả năng giảm thấp nghiêm trọng.
Tại thị trường trong nước, theo kế hoạch, sản xuất niên vụ 2016-2017, sản lượng mía ép là trên 15 triệu tấn, sản lượng đường đạt gần 1,5 triệu tấn, trong đó đường tinh luyện chiếm khoảng 50%, cao hơn niên vụ 2015-2016. Tuy nhiên, năm nay, thời tiết khí hậu có nhiều diễn biến phức tạp, mưa kéo dài nhất là các tỉnh duyên hải miền Trung Tây Nguyên...
Do vậy, Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết cần tiếp thục theo dõi để có đánh giá đúng tình hình sản xuất niên vụ 2016-2017.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá heo hơi ngày 22/1/2025: Không biến động trên toàn quốc
Giá nông sản ngày 22/1/2025: Hồ tiêu và cà phê đồng loạt tăng mạnh
Tết ông Công ông Táo: Hàng hóa phong phú, giá không tăng
Sản phẩm phục vụ thị trường ngày ông Công, ông Táo ưa chuộng 'combo'