Lượng khí thải CO2 toàn cầu 'bị đình trệ"trong năm 2014
Sự tăng trưởng của lượng khí thải carbon toàn cầu đã giảm vào năm ngoái, nói cách khác là “bị đình trệ”, Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết.
Đây là điều chưa hề xuất hiện trong 40 năm trở lại đây, khi mà lượng khí thải CO2 không có dấu hiệu thuyên giảm.
Lượng khí thải toàn cầu hàng năm vẫn ở mức 32 gigatonnes vào năm 2014, không thay đổi so với năm trước.
Nhưng IEA cảnh báo rằng cho dù kết quả có “đáng khích lệ”, thì điều này không có nghĩa là chúng ta có thể tự mãn.
“Đây là một sự việc đáng hoan nghênh và cần phát huy hơn”, ông Fatih Birol của IEA cho biết.
Giám đốc điều hành IEA Maria van der Hoeven cho biết trong khi số liệu cho thấy điều này “được khuyến khích”, cũng đồng nghĩa với việc “không có chỗ cho sự tự mãn”, và “chắc chắn không phải là sử dụng việc này làm cớ để trì hoãn các hành động bảo vệ hệ sinh thái”
Các nhà phân tích cho rằng sự suy giảm lượng khí thải để thay đổi mô hình tiêu thụ năng lượng ở Trung Quốc và các nước khác.
Giáo sư Corinne Le Quere, thuộc trung tâm nghiên cứu biến đổi khí hậu Tyndall tại đại học East Anglia cho biết: “Một yếu tố quan trọng có thể là tiêu thụ than của Trung quốc giảm trong năm 2014, nhờ những nỗ lực của họ để chống ô nhiễm, sử dụng năng lượng hiệu quả hơn và triển khai các nguồn năng lượng sạch khác.
“Các nỗ lực giảm khí thải ở những nơi khác sẽ đóng một vai trò, nhưng cũng có những yếu tố ngẫu nhiên như thời tiết và giá cả xăng dầu, than và khí đốt”
IEA cho biết việc thay đổi mô hình sử dụng năng lượng sạch ở Trung Quốc và các nước OECD, bao gồm cả những thay đổi đối với năng lượng sạch, đã có hiệu quả mong muốn của việc tăng trưởng kinh tế mà không làm ô nhiễm môi trường.
Các tổ chức tại Paris cho biết, trong 40 năm họ đã thu thập được dữ liệu về khí thải carbon dioxide, khí thải hàng năm đã bị đình trệ hoặc giảm chỉ còn có một phần ba, điều này liên quan khá mật thiết đến suy thoái toàn cầu:
- Sau khi suy thoái kinh tế Mỹ trong những năm đầu thập niên 1980.
- Vào năm 1992 sau sự sụp đổ của Liên Xô cũ.
- Trong năm 2009 trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Chi tiết đầy đủ về báo cáo của IEA sẽ được phát hành vào tháng Sáu, trước cuộc đàm phán của Liên Hợp Quốc để ký một thoả thuận biến đổi khí hậu quốc tế mới tại cuộc đàm phán ở Paris vào tháng 12.
Các nước đang hướng tới việc đạt được một thoả thuận về việc này, dự kiến sẽ có hiệu lực vào năm 2020.
Mục đích để hạn chế sự nóng lên của bề mặt trái đất không quá 2 độ C(3.6 độ F) so với mức tiền công nghiệp, để tránh tình trạng biến đổi khí hậu nguy hiểm.
Bộ trưởng Năng lượng và Biến đổi khí hậu Ed Davey cho biết các số liệu cho thấy tăng trưởng xanh có thể đạt được kết quả tốt không chỉ cho nước Anh mà còn cho toàn thế giới.
Ông nói thêm: “Tuy nhiên chúng ta không thể tự mãn- chúng ta cần phải cắt giảm lượng khí thải, không chỉ dừng lại tốc độ tăng trưởng của nó.”
“Bắt đầu một thoả thuận bảo vệ khí hậu toàn cầu mới là quan trọng, và việc thực hiện nó trong các năm tới còn quan trọng hơn nữa.”
Minh Tuấn (dịch)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo