Lương thuộc nhóm cao nhất, nợ DNNN "đếm mỏi mắt"
Bình quân lương của lao động khu vực Nhà nước là 5,02 triệu đồng mỗi tháng, trội hơn so với các khối còn lại.
Là nội dung báo cáo của Bộ Lao động Thương binh Xã hội công bố sáng 21/3.
Báo cáo cũng cho thấy, trong quý IV/2013, tiền lương bình quân mỗi tháng của người lao động làm công ăn lương là 4,11 triệu đồng, tăng 50.000 đồng so với quý III. Tuy nhiên, so với cùng kỳ 2012, con số này giảm nhẹ do tác động đình trệ của nền kinh tế.
Xét ở góc độ thành phần kinh tế, nhóm nghiên cứu nhận định khoảng cách tiền lương bình quân giữa các khu vực có xu hướng giãn ra. Trong đó, khu vực có mức lương cao nhất là Nhà nước, hơn 2,08 triệu đồng so với nhóm thấp nhất.
Trước đó, tại Diễn đàn Kinh tế Mùa Thu 2013 diễn ra ở Tp.Huế vào tháng 9/2013, hai học giả Nguyễn Thắng và Phạm Minh Thái cũng đưa ra số liệu chứng minh, nhân viên làm việc tại các doanh nghiệp nhà nước đang được hưởng mức lương cao nhất so với các khu vực khác trong khi số lượng giờ làm việc lại thấp nhất.
Tốc độ tăng thu nhập của nhóm lao động này là 7,6% trong 6 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm 2012 và 24,5% so với cùng kỳ năm 2011, với mức thu nhập trung bình là 6,2 triệu đồng/ tháng.
Mặc dù có mức lương trội hơn so với các khối còn lại song khu vực kinh tế nhà nước lại là khu vực kinh doanh kém hiệu quả khi rất nhiều đơn vị thua lỗ kéo dài và vay nợ ngân hàng với số tiền lớn.
Cụ thể, tại báo cáo tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2012 của các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp có cổ phẩn, vốn góp của nhà nước do Chính phủ gửi đến Quốc hội cho thấy, 127 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ - công ty con có tổng số nợ phải trả là 1,35 triệu tỷ đồng, tăng 6% so với 2011, chiếm 56% tổng nguồn vốn.
Có số nợ vay tương đối lớn là Tập đoàn Dầu khí 124.499 tỷ đồng, Tập đoàn Điện lực 103.194 tỷ, Tổng công ty Hàng hải 31.681 tỷ…
Các tập đoàn, tổng công ty cũng đang nợ nước ngoài 315.851 tỷ đồng, vay ngắn hạn là 70.659 tỷ, dài hạn là 245.192 tỷ. Trong đó, vay lại vốn ODA của Chính phủ là 54,574 tỷ đồng, vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh là 150.681 tỷ, còn lại các doanh nghiệp tự vay, tự trả.
Các doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu âm được điểm tên là Tổng công ty Xăng dầu Quân đội – 205 tỷ, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam – 2.177 tỷ, Tổng công ty Cơ khí xây dựng – 316 tỷ…
Báo cáo hợp nhất của 25 tập đoàn, tổng công ty đến 31/12/2012 có lỗ lũy kế là 17.033 tỷ đồng và 16 công ty mẹ lỗ lũy kế 11.820 tỷ đồng, báo cáo cho hay.
Có tên trong danh sách lỗ này là Tổng công ty Hàng hải Việt Nam với 4.562 tỷ đồng, Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC lỗ 246 tỷ, Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8 lỗ 44 tỷ
Riêng Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN, tính đến 30/9/2013 được đánh giá đứng đầu bảng nợ khi hầu hết các ngân hàng trong nước đều cho EVN vay vốn vượt giới hạn mức tín dụng đối với một khách hàng hoặc nhóm khác hàng với dư nợ tín dụng là 144.000 tỷ đồng.
Báo Đất Việt
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 23/1/2025: Chạm đỉnh cao nhất hơn 11 tuần qua
Việt Nam đứng thứ ba về xuất khẩu gạo sang Singapore
Giá nông sản ngày 23/1/2025: Cà phê tăng vọt, hồ tiêu nhích nhẹ
Giá ngoại tệ ngày 23/1/2025: USD phục hồi nhẹ sau chuỗi ngày giảm
Giá heo hơi ngày 23/1/2025: Ổn định trên toàn quốc dịp cận Tết
Thales tiếp tục cung cấp dịch vụ bảo trì cho đội bay của Vietnam Airlines
Cột tin quảng cáo