Lương tối thiểu 2018: Tăng 5% là không thể chấp nhận được!
Trả lời báo chí trước phiên họp thứ 2 bàn về phương án lương tối thiểu vùng năm 2018 của Hội đồng tiền lương Quốc giá sáng nay 28/7, ông Mai Đức Chính - Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng, theo lộ trình tiền lương tối thiểu đáp ứng như cầu sống tối thiểu của người lao động, thì mức tăng lương năm 2018 phải là 13,3%. Còn nếu kéo dãn thời gian đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của người lao động thì ít nhất năm 2018 phải tăng lương ở mức 10%.
"Theo ghi nhận của chúng tôi, tất cả con số về kinh tế - xã hội của 6 tháng đầu năm đều sáng sủa hơn năm 2016. Vì vậy không có lý gì mức tăng lương tối thiểu vùng thấp hơn năm 2017", ông Chính nói.
Cũng theo ông Cính, điều quan trọng là Hội đồng Tiền lương Quốc gia cần xác định khi nào kết thúc lộ trình tiền lương tối thiểu đáp ứng nhu cầu tối thiểu. Còn nếu một bên xác định còn một bên không thì chắc chắn sẽ vênh nhau giữa tổ chức đại diện cho doanh nghiệp và tổ chức đại diện cho người lao động.
Lãnh đạo Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cũng cho rằng, khi đàm phán sẽ có bên lên, bên xuống, không thể cứ giữ khư khư quan điểm cứng nhắc của mình. "Nhưng chúng tôi khẳng định, mức tăng 5% như Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đưa ra là không chấp nhận được. Bởi với mức tăng 5% chỉ đủ bù trượt giá, coi như không tăng", ông Chính bày tỏ quan điểm.
Ông Chính cũng khẳng định, nếu đề xuất về mức tăng 13,3 % so với lương tối thiểu 2017 không được chấp nhận, phía Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam sẽ sử dụng quyền dừng tham gia phiên họp này để chờ phiên tới.
Trước đó, tại phiên họp đầu tiên bàn mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2018 diễn ra ngày 27/6, Bộ phận kỹ thuật Hội đồng tiền lương Quốc gia đã đưa ra 3 mức tăng: Mức 5% (từ 130.000 - 180.000 đồng); mức 6% (từ 160.000 - 220.000 đồng) và mức 6,8% (từ 180.000 - 250.000 đồng).
Bảo vệ quan điểm không tăng hoặc chỉ tăng dưới 5%, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đơn vị đại diện giới chủ cho rằng doanh nghiệp hiện đang gặp phải khó khăn và cạnh tranh gay gắt, sản xuất thu hẹp nên đề xuất mức tăng dưới 5% là hợp lý.
Trong khi đó, đại diện người lao động là Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đề xuất mức tăng tuyệt đối 13,3% tương đương 370.000 - 450.000 đồng. Còn với mức tăng 5%, đơn vị này cho rằng chỉ đảm bảo bù trượt giá, coi như không tăng và sẽ không đảm bảo được mức sống tối thiểu cho người lao động.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá vàng trong nước ngày 22/11: Tiếp tục tăng mạnh
Đề xuất ưu đãi thuế cho doanh nghiệp doanh thu thấp
Giá vàng thế giới: Tăng mạnh, đạt đỉnh hơn một tuần qua
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh
Giá heo hơi ngày 22/11/2024: Duy trì trạng thái ổn định trên cả nước