Lý do thực sự khiến Đức coi Nga là "đối thủ"
Chính phủ Đức liệt Matx-cơ-va vào 10 thách thức lớn của Berlin, đồng thời coi Nga là "đối thủ", thay vì "đối tác" như cách đây 1 thập kỷ. Giới chuyên gia đã đưa ra một số nhận định với RIA Novosti về lý do thực sự khiến Đức thay đổi quan điểm.
Hãng tin RIA Novosti dẫn lời các chuyên gia cho hay, chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ép buộc bộ máy lãnh đạo Đức liệt Nga vào một trong những mối đe dọa lớn đối với Berlin trong một tài liệu về chính sách quốc phòng dự kiến sắp được công bố. Trong khi đó, có chuyên gia lại coi chính sách đối ngoại độc lập của Matx-cơ-va như một lý do chính yếu.
"Chiến lược An ninh Quốc gia năm 2015 mang đậm tinh thần quân sự. Tài liệu này coi Nga như một mối đe dọa lớn. Washington đang thúc ép các nước đồng minh áp dụng cách tiếp cận này. Các quốc gia châu Âu vẫn đang bổ sung các điều khoản tương tự vào học thuyết quân sự của họ", tướng Leonid Ivashov, Phó Giám đốc Học viện Các vấn đề Địa chính trị nhấn mạnh.
Chuyên gia phân tích này kêu gọi Matx-cơ-va áp dụng cách tiếp cận đa chiều để đối phó với thách thức này. Tướng Leonid Ivashov cho rằng, Nga nên sử dụng các khả năng răn đe quân sự để chống lại Mỹ, bởi vì Washington là nguồn gốc của cuộc "xâm lược". Khi tới châu Âu,
Nga nên nỗ lực quan hệ kinh tế với các đối tác châu Âu và sử dụng chính sách ngoại giao của mình như là giải pháp chính yếu để cải thiện quan hệ.
Chuyên gia cho rằng, theo phản xạ, người châu Âu hoàn toàn phản đối bước đi hiếu chiến của Washington. Do vậy, Nga cần phải kiên nhẫn. Matx-cơ-va "nên nhắc nhở họ đóng góp vào những nỗ lực chung trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít, và tham gia tích cực hơn vào xã hội châu Âu".
Ông Alexei Pushkov, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Duma quốc gia Nga cũng nhấn mạnh vai trò của Washington trong việc Đức liệt Nga - đối tác lâu nay của họ - vào danh sách đối thủ.
"Chính phủ Nga đã quyết định liệt Nga như "đối thủ" của Đức, ám chỉ tới sự thật rằng, bà Merkel đã đưa quốc gia này vào tầm kiểm soát của chính quyền ông Obama. Tuy nhiên, động thái đó không phản ánh thực chất vấn đề", ông Alexei Pushkov viết trên twitter.
Trong khi đó, nhà phân tích quốc phòng Konstantin Sivkov, Giám đốc Học viện Các vấn đề Địa chính trị, tin rằng, chính sách đối ngoại độc lập của Nga là lý do chính khiến Berlin quyết định coi Matx-cơ-va như một kẻ thù.
"Một tài liệu tương tự công bố năm 2006 đã coi Nga là một đối tác, nhưng đó chỉ là hành động đạo đức giả. Họ gọi chúng tôi là đối tác tại thời điểm chúng tôi sẵn sàng từ bỏ quyền lợi của mình và cung cấp nguồn lực cho chúng tôi, cũng như những thành tự khoa học và công nghệ", ông giải thích.
Theo quan điểm của ông Sivkov, chiến lược khả thi duy nhất của Nga vào thời điểm này là nên tập trung vào việc tăng cường sức mạnh địa chính trị. Điều này sẽ buộc Đức và các quốc gia phương Tây khác phải đối xử công bằng với Nga.
Trước đó, hôm 04/6, tờ Die Welt đưa tin, chính phủ Đức đang hoàn tất Sách Trắng về chính sách an ninh, trong đó liệt Nga vào 10 thách thức lớn của Berlin bên cạnh khủng bố, vấn đề người di cư và biến đổi khí hậu.
Tờ báo trên giải thích rằng, quyết định của chính phủ Đức trong việc coi Nga là đối thủ bắt nguồn từ việc Nga sáp nhập C-rưm vào lãnh thổ của họ với cáo buộc Nga can thiệp vào công việc nội bộ của Ukraine, cũng như việc Matx-cơ-va tăng cường quân sự. Đáp lại, Nga nhiều lần tuyên bố rằng, những cáo buộc này là vô căn cứ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo