Lý giải chuyện Petrolimex ngập ngừng thưởng Tết
“Việc thưởng Tết năm nay của tập đoàn sẽ được thực hiện đúng theo quy định của nhà nước và thuận theo đa số ý kiến của cổ đông. Việc trước mắt cần phải giải quyết là tiến hành chia cổ tức cho cổ đông đã chậm trễ 2 năm nay do quyết toán cổ phần hóa”.
Ông Bùi Ngọc Bảo, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vừa trao đổi như vậy với báo chí về chuyện thưởng Tết năm nay.
Thông tin này được đánh giá là muộn bởi chỉ còn 1 tháng nữa là khép lại năm 2013 nhưng lãnh đạo công ty vẫn chưa có con số lợi nhuận chung cả năm và cũng chưa rõ sẽ thường Tết như thế nào.
Chỉ biết rằng lợi nhuận từ xăng dầu trong 9 tháng đầu năm 2013 của tập đoàn đạt khoảng 729 tỷ đồng. Nhưng lợi nhuận này có được phần nhiều cũng từ việc tăng giá, trích quỹ Bình ổn xăng dầu… nên có lẽ việc ngập ngừng công bố con số thưởng Tết cũng là hợp lẽ.
Theo ông Bảo: “Việc thưởng Tết năm nay của tập đoàn sẽ được thực hiện đúng theo quy định của nhà nước và thuận theo đa số ý kiến của cổ đông. Việc trước mắt cần phải giải quyết là tiến hành chia cổ tức cho cổ đông đã chậm trễ 2 năm nay do quyết toán cổ phần hóa”.
Trước đó khi tổng kết 6 tháng đầu năm nói về chuyện lỗ, lãi lãnh đạo Petrolimex cho rằng, bỏ vốn lớn mà thu được khoản lãi gần 898 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm là thấp trong khi các chuyên gia cho rằng, có sự nhập nhèm, tiền hậu bất nhất trong chuyện công bố lỗ, lãi của Petrolimex.
Theo ông Trần Ngọc Năm, Phó Tổng giám đốc Petrolimex, 6 tháng đầu năm 2013, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của tập đoàn đạt 898 tỷ đồng. Sau khi trừ thuế, mức lãi đạt 687 tỷ đồng. Việc công bố lãi là cần thiết vì Petrolimex là công ty đại chúng quy mô lớn.
“Việc kinh doanh của Petrolimex bắt buộc phải có lãi. Nếu không có lãi, chắc chắn Petrolimex sẽ không thể tồn tại”, ông Năm nói.
Đáng chú ý, trong số 898 tỷ đồng, lãi từ các mặt hàng xăng dầu chiếm tỷ trọng lớn nhất với hơn 388 tỷ đồng (chiếm 43%). Tiếp đến là lợi nhuận từ khối công ty con đạt hơn 302 tỷ đồng (chiếm 34%); 19% lợi nhuận (tương đương hơn 168 tỷ đồng) đến từ hoạt động liên doanh liên kết. Và 4% lợi nhuận còn lại (39,3 tỷ đồng) đến từ kinh doanh, thu nhập khác.
Nói về chuyện khi muốn tăng giá, Petrolimex thường hay báo lỗ, còn khi công bố lên sàn lại báo lãi, ông Năm giải thích, Petrolimex phải thực hiện Nghị quyết của Đại hội cổ đông (cả năm, tập đoàn phải lãi 1.980 tỷ đồng và chi cổ tức là 800 đồng).
“Từ nay đến cuối năm, chúng tôi sẽ cố gắng thực hiện bằng được 100% lợi nhuận như kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, đạt được hay không, còn phụ thuộc vào việc điều hành của cơ quan quản lý. Nếu duy trì như 6 tháng đầu năm cộng với tiết kiệm chi phí, hoàn toàn có thể đạt được; còn nếu phải thực hiện bình ổn xăng dầu như thời gian qua, có đạt được kế hoạch hay không khó nói trước”, ông Năm nói.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, khi công bố lãi, cổ phiếu của Petrolimex sẽ có lợi trên sàn chứng khoán. Điều cần bàn là khi muốn tăng giá, Petrolimex thường báo lỗ. Mức lỗ này đúng hay sai rất khó nhận biết trong khi cơ quan quản lý chỉ dựa vào báo cáo của Petrolimex để phê duyệt nên càng khiến dư luận thấy kinh doanh xăng dầu không minh bạch.
“Vì thiếu minh bạch (cả từ doanh nghiệp và cơ quan quản lý) nên chưa thể kiểm soát được lỗ lãi của Petrolimex”, bà nói.
Chính cái sự thiếu minh bạch khi báo lỗ, khi nói lãi này nên có lẽ Tết năm nay Petrolimex thực hiện không thưởng Tết để thể hiện sự “tiết kiệm chi phí” trong khi đồng vốn bỏ ra nhiều nhưng thu lãi về chẳng được bao nhiêu!
Báo Đất Việt
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bất động sản miền Trung khởi sắc: Đà Nẵng, Quảng Bình dẫn đầu xu hướng tăng trưởng
Thủ tướng: Can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thị trường, cản trở phát triển
Mắc một loạt sai phạm, Chứng khoán SmartInvest AAS bị phạt gần 1,4 tỷ đồng
Quy mô nền kinh tế Internet Việt Nam năm 2024 ước đạt 36 tỷ USD
Cột tin quảng cáo