Ly kì mối tình của hoàng hậu đồng tính đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc
Trần hoàng hậu còn được người đời gọi với tên Trần A Kiều hay Trần Kiều.
Trần hoàng hậu vốn là con gái duy nhất của Quán Đào công chúa Lưu Phiếu với chồng là Đường Ấp hầu Trần Ngọ. Theo xuất thân, bà được xem như vị Hoàng hậu có thân thế tôn quý nhất trong lịch sử Trung Quốc khi có ông ngoại là Hoàng đế, cậu là Hoàng đế và phu quân cũng là hoàng đế. Từ nhỏ, Trần A Kiều đã được bà ngoại là Đậu thái hậu và cậu là Hán Cảnh Đế hết mực thương yêu.
Nói về Trần hoàng hậu, không ai dám lấn án vai vế của bà trong triều đình, nhất là khi bà lên ngôi vị mẫu nghi thiên hạ. Chính hoàng đế Hán Vũ Đế cũng phải kiêng nể bà rất nhiều. Trên có vai vế bao che, dưới nhiều người không dám động chạm, lại được thái hậu vô cùng yêu quý thì ai cũng phải dè chừng.
Quán Đào công chúa, mẹ của Trần hoàng hậu cũng là một người vô cùng vai vế, quyền lực. Vì có nhiều người thân tín và có em trai làm hoàng đế, bà thường xuyên được ra vào chốn cung cấm.
Trần Kiều có thể nói là người phụ nữ có ảnh hưởng lớn nhất tới sự nghiệp của Hán Vũ đế. Nhà sử gia Ban Cố trong Hán thư chỉ rõ, Hán Vũ đế Lưu Triệt năm lên ba tuổi đã được phong là Giao Đông vương. Một lần, ông được mẹ nuôi, tức Quán Đào công chúa, ôm vào lòng rồi hỏi: Con có muốn lấy vợ không?, Lưu Triệt liền đáp ‘có’.
Công chúa chỉ vào đám đông hơn trăm người đứng cạnh gợi ý để cho Lưu Triệt chọn, nhưng Lưu Triệt không chọn ai. Khi công chúa Quán Đào chỉ về phía con mình là Trần Kiều thì Lưu Triệt nhoẻn cười đáp: Được ạ! Nếu lấy được A Kiều làm vợ, con sẽ cho đúc nhà vàng để cho nàng ở. Chính câu nói này về sau đã trở thành điển cố nổi tiếng của Trung Quốc Kim ốc tàng Kiều (nhà vàng cất người đẹp).
Sau khi gả bà cho Lưu Triệt, Quán Đào công chúa ra sức giúp Lưu Triệt đoạt ngôi thái tử, cuối cùng đã thành công. Năm 151 TCN, Hán Cảnh Đế phế Lưu Vinh, phong Vương Chí và Lưu Triệt làm hoàng hậu và thái tử, do đó Trần Kiều trở thành thái tử phi.
Chính vì lý do này mà Lưu Triệt sau này lên ngôi hoàng đề cũng nể bà nhiều phần, nể vợ Trần Kiều nhiều hơn và giao cho nhiều đặc ân. Vì nếu không có Quán Đào công chúa thì ông cũng không thể lên ngai vàng.
Năm 140 TCN, Hán Cảnh Đế qua đời, Lưu Triệt lên ngôi, tức Hán Vũ Đế. Vũ Đế phong cho bà làm Hoàng hậu và xây cho bà tòa nhà bằng vàng cho bà, đúng như lời hứa lúc trước.
Ban đầu, Hán Vũ Đế vô cùng yêu thương Trần hoàng hậu, chiều chuộng bà hết mực. Nhưng nhiều năm sau, vì bà không thể sinh được con nên tình cảm cũng từ đó mà phai nhạt dần. Ông dần muốn tới cung của các phi tần khác khiến bà nổi cơn ghen.
Nếu không có sự xuất hiện của một phi tần tên là Vệ Tử Phu thì có lẽ, Hán Vũ Đế cũng không thay đổi hoàn toàn khiến cho Trần hoàng hậu rơi vào địa ngục về sau này. Một lần ngao du tới phủ Bình Dương công chúa, Hán Vũ Đế đã gặp nàng Vệ Tử Phu với mái tóc dài óng mượt, thướt tha, múa hay, nhìn rất đẹp nên ông đã đem lòng si mê. Ngay sau đó, ông đã đưa Vệ Tử Phu về cung và lập làm phi tần, chiều chuộng, yêu thương hết mực.
Về phía Vệ Tử Phu, bà lại sinh cho Hán Vũ Đế 3 người con nên ông vô cùng yêu mến. Ghen tức với họ Vệ, Trần hoàng hậu và công chúa, mẹ của mình đã dùng nhiều cách để vu cáo Vệ Tử Phu trước mặt Đậu thái hậu. Hán Vũ Đế biết chuyện, ngày càng xa lánh bà. Bà nhiều lần doạ quyên sinh nhưng Hán Vũ Đế không hề để tâm.
Chưa dừng tại đó, thấy Vệ Tử Phu được cả thái hậu và thái hoàng thái hậu yêu mến, nên mẹ con Quán Đào công chúa và Trần hoàng hậu sinh tức, dùng cách hãm hại em ruột của họ Vệ. Hán Vũ Đế biết được đã lập tức phong chức sắc cho nhiều người trong dòng họ Vệ nhưng vẫn không trị tội được mẹ con nhà Trần Kiều hoàng hậu.
Sự việc nghiêm trọng nhất là khi Trần hoàng hậu dùng thuật vu cổ, yểm bùa Vệ Tử Phu khiến Hán Vũ Đế nổi trận lôi đình. Cũng chính từ khi dùng thuật này mà mối tình đồng tính của Trần hoàng hậu mới bắt đầu. Một nữ phù thủy tên là Sở Phục nói với Trần A Kiều rằng bà ta có phép thuật khiến hoàng đế có thể “hồi tâm chuyển ý” quay lại yêu Trần hoàng hậu như xưa, tuy nhiên, để thực hiện được phép thuật ấy ngày đêm phải làm lễ tế đồng thời kết hợp với việc dùng thuốc theo đúng thang mà bà ta yêu cầu.
Do sống cô quạnh một mình trong chốn hậu cung lạnh lẽo, nay lại suốt ngày gần gũi với một mình Sở Phục, lâu dần, Trần A Kiều lại nảy sinh tình cảm với nữ phù thủy này. Theo sử sách ghi chép, Trần A Kiều cho nữ phù thủy mặc quần áo của nam giới, sống cùng nhau trong chốn tịch cung chẳng khác gì vợ chồng.
Năm Nguyên Đạo thứ năm, tức năm 130 trước Công nguyên, chuyện giữa Trần A Kiều và nữ phù thủy Sở Phục bại lộ. Lần này thì Vũ Đế không còn nể nang bất cứ điều gì nữa, ra lệnh cho tên quan tàn ác nhất trong triều đình lúc bấy giờ là Trương Thang điều tra, xét xử vụ án. Vụ án vào tay như được dịp để thể hiện uy quyền, Trương Thang cho bắt một lúc hơn 300 người. Cuối cùng nữ phù thủy Sở Phục bị xử tử hình còn Trần hoàng hậu bị phế, giam vào cung Trường Môn. Trần hoàng hậu bị trị tội, nguyên nhân đương nhiên là vì dám dùng yêu thuật hãm hại hoàng đế và các phi tần. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu có lẽ là vì thân là hoàng hậu, ngồi ở ngôi mẫu nghi thiên hạ mà lại “dâm loạn với phụ nữ như đàn ông”. Hán Vũ Đế quyết định phế truất Trần A Kiều là vì mối tình đồng tính của Trần hoàng hậu thực sự khiến vị hoàng đế này cảm thấy “mất mặt”.
Sau khi Trần hoàng hậu bị phế, Vệ Tử Phu được lên làm hoàng hậu, được mệnh danh là hoàng hậu hiền thục, nết na nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Cũng có nhiều người tương truyền rằng, việc phế Trần hoàng hậu của Hán Vũ Đế cũng nhằm làm giảm thế lực của họ Trần trong triều đình, để họ không được lộng quyền mà thao túng thiên hạ, thao túng cả nhà vua, đó cũng là một ý đồ chính trị. Nhưng suy cho cùng, tội ác và sự lộng hành mà mẹ con Trần hoàng hậu gây ra là không thể dung thứ.
Mối tình của bà và phù thủy yểm bùa cũng là một giai thoại được nhiều người nhắc tới về sau, bà được mệnh danh là vị hoàng hậu đồng tính duy nhất trong lịch sử hậu cung Trung Quốc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo