Pháp luật

Mạnh tay chống chuyển giá

Hiện tượng các doanh nghiệp dàn xếp lỗ giả, chuyển giá... để trốn thuế đang có chiều hướng gia tăng. Ngăn chặn tình trạng này được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của công tác thanh tra, kiểm tra trong năm 2012...

 

- Trong năm 2012, nhiệm vụ trọng tâm của công tác thanh tra, kiểm tra sẽ là hoạt động chống chuyển giá. Trước mắt, bộ đã yêu cầu Tổng cục Thuế sớm sơ kết, tổng kết để nhận diện các loại hình chuyển giá, các phương pháp và kinh nghiệm thanh tra chống chuyển giá, các biện pháp phối hợp chống chuyển giá... Bộ đang cân nhắc việc thành lập đội đặc nhiệm chống chuyển giá, từng bước xây dựng một đội ngũ chuyên nghiệp về hoạt động này. Ngoài ra, Bộ Tài chính cùng Bộ Kế hoạch và đầu tư đang hoàn thiện đề án chống chuyển giá.

 

* Công tác thanh tra, kiểm tra chống chuyển giá sẽ được triển khai cụ thể như thế nào trong năm nay, thưa ông?

- Chúng tôi sẽ tập trung vào các đối tượng là doanh nghiệp (DN) liên kết, DN có dấu hiệu chuyển giá, DN kinh doanh thua lỗ, DN có số nợ thuế lớn, DN nhiều năm chưa được thanh tra, kiểm tra, DN được hưởng ưu đãi miễn hoặc giảm thuế... Trong lĩnh vực kinh doanh, chúng tôi sẽ tập trung vào ngành ngân hàng, dược phẩm, bất động sản, điện, dầu khí, bưu chính viễn thông...

Đặc biệt, các trường hợp kê khai lỗ thường xuyên sẽ được đưa vào tầm ngắm, tập trung kiểm tra. Việc đối chiếu số liệu giữa các bên mua bán và với các cơ quan quản lý liên quan như hải quan trong việc nhập khẩu hàng hóa là yếu tố quan trọng để xác lập kết quả DN đã kê khai trong sổ sách.

Cùng với hoạt động thanh tra, kiểm tra chống chuyển giá, tới đây Bộ Tài chính sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu về các DN có dấu hiệu khai lỗ giả, luật hóa công tác chống chuyển giá. Chẳng hạn, có thể xây dựng luật riêng hoặc sửa Luật quản lý thuế, sửa đổi Luật DN quy định rõ nghĩa vụ phải bổ sung vốn trong trường hợp lỗ quá vốn đăng ký...

* Theo đề xuất của Cục Thuế TP.HCM, nhà nước cần ấn định số thuế phải nộp với các trường hợp có quan hệ kinh doanh liên kết sau khoảng ba năm hoạt động mà không phát sinh thu nhập tính thuế. Xin ông cho biết quan điểm của mình?

- Phương thức này thật ra đang được nhiều nước áp dụng, đây được gọi là thỏa thuận giá trước. Do vậy trong dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật quản lý thuế, Bộ Tài chính có đề xuất bổ sung quy định này trong việc đấu tranh chống chuyển giá. Cơ quan thuế phối hợp với các cơ quan chức năng như hải quan, cơ quan thuế nước ngoài để nắm được yếu tố chi phí đầu vào của các DN. Sau đó, cơ quan thuế trao đổi cụ thể tình hình giá cả đầu vào với DN. Tức là trước khi anh vào đầu tư, cơ quan thuế sẽ đưa ra một mức thuế để thỏa thuận với DN. Nếu DN chấp nhận thì vào đầu tư. Cách làm này đang thí điểm ở dự án đầu tư tại Samsung (Bắc Ninh).

* Có ý kiến cho rằng hiện tượng chuyển giá xảy ra khá phổ biến thời gian qua một phần do trình độ nghiệp vụ của cơ quan thuế còn hạn chế?

- Cũng phải thừa nhận điều đó. Trong lực lượng ngành thuế mới 58% có trình độ đại học. Hơn nữa, nhiều cán bộ thanh tra thuế không phải làm tốt ngay khi mà kinh nghiệm, kỹ năng và trách nhiệm chưa thật sự cao. Trong khi đó, các ông chủ của DN lớn, nhất là các DN có vốn đầu tư nước ngoài, rất giỏi, có kinh nghiệm làm ăn, kinh doanh khắp thế giới.

Điều này đòi hỏi đội ngũ cán bộ thanh tra chống chuyển giá phải được nâng cao trình độ hơn nữa. Để thực hiện tốt việc thanh tra, kiểm tra đối với DN thì bản thân cán bộ thanh tra thuế phải có đủ năng lực đánh giá từng hồ sơ, phát hiện những dấu hiệu của hiện tượng chuyển giá... Ngoài ra, các thông tin về thị trường, tỉ suất lợi nhuận ngành... phải được chuẩn bị đầy đủ.

* Để ngăn chặn hành vi chuyển giá, có ý kiến đề xuất nên giảm mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) xuống thay cho 25% như hiện tại, thưa ông?

- Đấy cũng là ý kiến đáng để xem xét, cân nhắc trong thời gian tới. So với các nước trong khu vực ASEAN, thuế TNDN của VN chỉ cao hơn Singapore với 19%. Còn hầu hết các quốc gia khác đều có thuế suất này khá cao như Malaysia 32%, Thái Lan 30%...

Do đó, theo lộ trình dự kiến từ nay đến năm 2015, thuế suất thuế TNDN có thể sẽ giảm còn 20-22% thay cho mức 25% như hiện hành. Như thế sẽ hạn chế việc các DN chuyển tiền thuế về nộp ở nước có mức thấp hơn VN.

* Xin cảm ơn ông.

 

Hàng loạt doanh nghiệp FDI nằm trong “danh sách đen”

Ngày 3-1, ông Đặng Quyết Tiến, phó cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính), cho biết trên cơ sở phân tích báo cáo tài chính DN có vốn đầu tư nước ngoài (DN FDI), cơ quan này đã lọc ra danh sách 480 DN FDI có doanh thu tăng trưởng cao nhưng lỗ liên tục năm 2009 và 2010, 308 DN FDI lỗ lũy kế mất vốn. Ngoài ra, qua điều tra hiệu quả hoạt động trong ba năm 2008-2010 tại 147 DN FDI, có 10 DN từ khi cấp chứng nhận đầu tư đến nay chưa phát sinh thu nhập chịu thuế và vẫn trong tình trạng thua lỗ kéo dài, có tới 38 DN làm ăn thua lỗ trong năm 2010...

Theo Tuổi trẻ

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo