Mất tiền vì mua hàng qua mạng
Vài phút sau, một nhân viên gọi điện xác nhận đơn hàng chị đặt và báo giá: 650.000 đồng giá của chiếc áo đầm, 30.000 đồng cho chi phí chuyển hàng. Chị Trang đồng ý thanh toán bằng hình thức chuyển tiền qua tài khoản.
Ngày 29-3, nhân viên chuyển hàng đến. Nhìn chiếc áo được gói cẩn thận với màu sắc giống như trong hình mình đã chọn trên mạng nên chị Trang yên tâm đem hàng vào nhà. Vừa giũ chiếc áo ra, chị tá hỏa khi thấy mình vải pha toàn ni-lông ít thấm nước chứ không phải bằng chất vải 100% cotton như người bán cam kết. Bức xúc, chị Trang điện thoại lại người bán yêu cầu trả hàng, hai bên đôi co, sau đó chủ nhân Facebook cắt đứt liên lạc bằng cách không nghe máy và xóa tên chị khỏi danh sách bạn bè.
Cũng qua Facebook, chị Thủy Anh (ngụ quận Bình Tân) đặt mua hũ kem dưỡng da bằng nhau thai cừu với giá hơn 1 triệu đồng. Một ngày sau khi chuyển tiền vào tài khoản người bán, chị Thủy Anh nhận được hàng và nôn nóng dùng ngay. Khi bôi kem lên da mặt, toàn bộ phần da bị rộp đỏ. Chị Thủy Anh điện thoại thắc mắc, người bán khuyến cáo phải dùng hết hộp mới có hiệu quả! Nhiều ngày sau, thấy da mặt bị tổn thương nặng, chị Thủy Anh đến bệnh viện và được bác sĩ cho biết vùng da mặt của chị đã biến dạng do dùng kem trộn không rõ nguồn gốc...
Mua hàng online đang là xu hướng được nhiều người sử dụng vì sự tiện lợi, nhanh chóng. Song, không ít người phải ôm quả đắng khi hàng hóa nhận được khác xa so với hình ảnh quảng cáo trên mạng.
Nhược điểm lớn nhất của việc mua hàng online chính là người mua không thể cầm, nắm, thử trực tiếp sản phẩm, thậm chí không biết địa chỉ người bán ở đâu nên việc trả lại hàng khi không ưng ý rất nhiêu khê, nếu không muốn nói là người mua thường bị mất trắng.
Bà Phan Thị Việt Thu, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TP HCM, cho biết thời gian qua, đơn vị này nhận được nhiều khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến việc mua sắm trên mạng. Hầu hết những khiếu nại, hội không có cơ sở giải quyết do người bị hại không cung cấp được chính xác đơn vị bán hàng.
“Dán nhãn” cho website thương mại điện tử nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, làm cơ sở để giải quyết các tranh chấp là việc cơ quan quản lý cần nhanh chóng xúc tiến, nhất là trong bối cảnh đang “bùng nổ” thương mại điện tử. Thực tế hiện nay, việc người bán tự lập shop kinh doanh trên mạng dễ như trở bàn tay và không chịu sự quản lý của cơ quan chức năng nào. Vì thế, không tránh khỏi những website được lập nên để lừa người tiêu dùng.
Trong lúc chờ cơ quan chức năng ra tay, người tiêu dùng nên chọn những đơn vị vừa bán hàng trên mạng vừa có cơ sở bán hàng trực tiếp và tuyệt đối không trả tiền trước để “cầm dao đằng chuôi”, buộc bên bán phải giao hàng đúng thời gian, chủng loại, chất lượng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Giám sát chặt chẽ việc lập hóa đơn điện tử kinh doanh, bán lẻ xăng dầu
Giá ngoại tệ ngày 27/12/2024: Đồng USD giảm giá
TP Hồ Chí Minh: Đảm bảo đủ nguồn cung hàng hóa cho thị trường Tết 2025
Mục tiêu xuất khẩu năm 2025 tăng 12% có khả thi?
Giá vàng thế giới ngày 27/12/2024: Tăng nhẹ trong bối cảnh thị trường giao dịch trầm lắng
Giá heo hơi ngày 27/12/2024: Diễn biến trái chiều với nhiều biến động