Mấu chốt là tiêu thụ sản phẩm
“Vấn đề là cần tháo gỡ sức tiêu thụ của doanh nghiệp. Tỉnh Hải Dương nên có chính sách thế nào để tiêu thụ được hàng tồn kho cho doanh nghiệp. Ngân hàng thì đang quá dư thừa vốn nhưng cũng không dám cho vay, bởi phải bảo toàn vốn”, Bà Nguyễn Thị Bài, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hải Dương nói.
Bà Bài cũng cho rằng cần thành lập công ty mua bán nợ. “ Tôi cũng nhận được nhiều ý kiến của doanh nghiệp, cần triển khai sớm”, người đứng đầu ngành ngân hàng tỉnh Hải Dương tiếp tục đề xuất.
Chia sẻ giải pháp này, ông Đoàn Văn Nghệ, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa Hải Dương, cũng đề nghị tỉnh thành lập Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa để hỗ trợ doanh nghiệp. Ông Nghệ cho biết, hiện Hải Dương có gần một vạn doanh nghiệp từ siêu nhỏ đến nhỏ và vừa thuộc nhiều lĩnh vực. Có gần 400 doanh nghiệp hội viên. Tuy nhiên có đến 50% doanh nghiệp cực kỳ gặp khó khăn, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, trong khi thiết bị công nghệ lạc hậu, nâng cao sức cạnh tranh càng khó..
Liên quan đến vấn đề vay vốn, ông nguyễn Xuân Trung, Giám đốc công ty cổ phần Dược vật tư y tế Hải Dương cho rằng, lãi suất giảm nhiều nhưng vẫn rất cao. Gói cứu trợ 29 nghìn tỷ đồng, chưa tiếp cận nhưng ông Trung cho rằng, “chắc chắn chúng tôi không với được. Làm thế nào để đồng vốn cứu trợ rót đúng đối tượng".
Phí cao, hạn mức tín dụng thấp, thời gian ngắn, lãi suất cao cũng là nguyên nhân khiến doanh nghiệp chưa mặn mà tìm đến ngân hàng thời điểm này. Ông Nguyễn Văn Công, Giám đốc công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Thành Công nói, doanh nghiệp nào trụ đến bây giờ “cũng giã rời, run hết chân tay”. Khó nhất là không tiêu thụ được sản phẩm, lãi suất cao. Công ty Thành công vay 10 tỷ, mỗi tháng vẫn phải trả 200 triệu tiền lãi. Riêng khoản này cũng đủ làm doanh nghiệp méo mặt chả nợ lãi, nói gì đi vay thêm.
Nhưng nhìn tứ phía người cho vay, cũng không ít lý do khác mà ngân hàng không dám dải ngân cho doanh nghiệp. Một trong những nguyên nhân khiến ngân hàng thì đang thừa vốn, trong khi doanh nghiệp không tiếp cận được, có phần xuất phát từ yếu kém của bản thân doanh nghiệp. Bà Nguyễn Thị Bài chia sẻ, đúng là lãi suất tuy đã giảm, nhưng theo đánh giá chung vẫn còn cao.
Ngân hàng muốn cho vay cũng khó. Song bản thân doanh nghiệp cũng có vấn đề khiến ngân hàng không dám cho vay. Tuy nhiên lý do ngân hàng chưa dám cho doanh nghiệp vay vốn còn ở chỗ, năng lực quản trị của doanh nghiệp rất thấp, vốn tự có cũng ít, thậm chí có doanh nghiệp còn “tay không bắt giặc”. Khi vay vốn, doanh nghiệp cũng đưa ra những dự án không khả thi. Đặc biệt việc tiêu thụ đầu ra của doanh nghiệp khó, mà đây gần như là điều kiện tiên quyết để ngân hàng cho vay.
Bà Đồng Thị Hạnh, Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Hải Dương cũng nhận xét, báo cáo tài chính của phần lớn doanh nghiệp chưa có, hoặc chưa rõ ràng. Thậm chí có doanh nghiệp thuê kế toán trưởng còn sai luật và chứng minh mục đích sử dụng vốn vay là rất khó.
Hiệp hội nên hỗ trợ doanh nghiệp ngay từ lúc thành lập, làm sao đảm bảo đúng thực chất, đủ điều kiện mới cho thành lập. Có doanh nghiệp đăng ký vốn điều lệ 7- 8 tỷ, nhưng khi kiểm tra thực tế chưa được một tỷ, không ngân hàng nào dám cho vay. “Nhà nước làm sao có quỹ để bảo lãnh doanh nghiệp không có tài sản thế chấp, chúng tôi sẽ hoàn toàn yên tâm cho vay ngay”, bà Hạnh nói
PV
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 23/1/2025: Chạm đỉnh cao nhất hơn 11 tuần qua
Việt Nam đứng thứ ba về xuất khẩu gạo sang Singapore
Giá nông sản ngày 23/1/2025: Cà phê tăng vọt, hồ tiêu nhích nhẹ
Giá ngoại tệ ngày 23/1/2025: USD phục hồi nhẹ sau chuỗi ngày giảm
Giá heo hơi ngày 23/1/2025: Ổn định trên toàn quốc dịp cận Tết
Thales tiếp tục cung cấp dịch vụ bảo trì cho đội bay của Vietnam Airlines