Pháp luật

Minh “Sâm” - Hưng “Sóc“: Cặp đôi “san bằng tất cả“

Không ai có thể thống kê được số tiền mỗi năm chảy vào tài khoản của cặp đôi Minh "Sâm" - Hưng "Sóc", vốn được xem là có thể “san bằng tất cả”...

Việc bắt giữ Minh "Sâm" và Hưng "Sóc" gây chấn động đối với dân làng nghề ở khu vực Đồng Kỵ, Phù Khê, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Phóng viên đã trở về khu vực chợ gỗ, từng sống dưới ách cai quản của 2 ông trùm này.

Minh

Nhiều người vẫn nghĩ Minh "Sâm" và Hưng "Sóc" chỉ tham gia điều hành một chợ gỗ Phù Khê Thượng, nhưng thực chất 2 ông trùm này đã điều hành 2 chợ gỗ khác nhau. Riêng Minh "Sâm" thì điều hành chợ gỗ Hương Mạc thuộc phường Đồng Kỵ, thị xã Từ Sơn cách chợ Phù Khê Thượng khoảng 2km.

Phép tắc chợ gỗ

Nếu như chợ gỗ Phù Khê Thượng chuyên về các mặt hàng gỗ trắc dạng cành để làm các món đồ trang trí thì chợ Hương Mạc mới thực sự là vựa chuyên bán gỗ hương.

Theo một chủ gỗ buôn bán gỗ lâu năm ở Từ Sơn, để biến một cánh đồng chuyên cấy lúa thành một cỗ máy in tiền mang tên Hương Mạc, Minh "Sâm" đã đầu tư vào đây bằng hình thức đổi đất lấy công trình. Dưới bàn tay nhào nặn của Minh "Sâm" cộng với nhu cầu cần đất mở xưởng của làng nghề nên Công ty Đại An của Minh "Sâm" đã phân lô bán nền trong khu vực chợ gỗ Hương Mạc. Tất nhiên Minh "Sâm" đã để lại một diện tích đất khoảng 6.000m2 quy hoạch làm chợ, hay nói chính xác hơn là làm cái túi để dồn tiền của dân làng nghề vào túi của mình.

Người lao động ở chợ gỗ Phù Khê Thượng vẫn sinh hoạt bình thường.

Để làm được điều này Minh "Sâm" núp dưới danh nghĩa ban điều hành quản lý chợ mà thực chất là do Minh Sâm chỉ huy, để đặt ra những quy định bất thành văn: Mọi xe gỗ trắc của các chủ buôn gỗ đi vào khu vực Từ Sơn đều không được chở thẳng về nhà. Lấy cớ đường là do mình làm ra, Công ty Đại An đã lắp đặt hẳn một trạm cân điện tử ở trong chợ gỗ Hương Mạc, để phạt những xe chở gỗ quá tải. Theo cách hiểu của dân buôn gỗ thực chất đây là một chiêu chia nhỏ ra khiến người chở gỗ phải tăng chuyến nhiều lần. Nhưng Minh "Sâm" không thu tiền theo khối lượng gỗ, mà thu tiền theo đầu xe tính chuyến.

Một số chủ gỗ cho chúng tôi biết, nếu xe gỗ nào gọi điện cho ông chủ Minh "Sâm" và được ông chủ này cho phép đi vào chợ, thì chỉ bị thu 6 triệu, còn xe nào không gọi điện mà tự động đưa gỗ vào khu vực Đồng Kỵ Phù Khê sẽ bị áp giá 8 triệu đồng. Ngoài ra, xe nào không biết luật còn bị không ít cơ quan chức năng kiểm tra và rất dễ bị trục xuất ra khỏi thị trường gỗ Từ Sơn. Không chỉ quản lý khâu đầu vào, ban quản lý chợ gỗ Hương Mạc thuộc Công ty Đại An còn độc quyền bao cả khâu bốc xếp, chuyên chở gỗ tới các ki ốt bán hàng.

Anh Bách một chủ buôn gỗ ở đây cho biết: "Đúng là chúng tôi có vốn tiền tỷ nhưng làm được tiền hay không thì không tự quyết định được. Mặc dù đã phải mua đất của Công ty Đại An để làm ki ốt kinh doanh với giá cả chẳng kém gì đất Hà Nội nhưng xe gỗ khi nhập về, không được đi thẳng tới cửa hàng, mà tất cả đều phải qua chợ Hương Mạc để trình báo (tất nhiên là để nộp phí) sau đó mới được phép đưa gỗ về nhà". Trước kia mỗi ngày đêm có khoảng vài chục xe gỗ nhập vào chợ Hương Mạc, còn trong cao điểm vào mùa sản xuất thì lên đến cả trăm xe. Nếu đúng như những gì người dân cung cấp, thì mỗi ngày đêm từ cái chợ gỗ Hương Mạc cũng giúp công ty thu hàng trăm triệu đồng.

Từ khi Minh "Sâm" và những đồng phạm của mình bị bắt, xe gỗ vào chợ vắng hẳn. Thời điểm chúng tôi có mặt ở chợ Hương Mạc, chỉ có 4 xe đang xuống gỗ, trong khi trước kia lúc ông chủ Minh "Sâm" còn ngự ở trị ở đây giờ này chắc phải không dưới 20 xe đợi được bốc xếp và xuống hàng. Theo anh Bách việc được nhập gỗ thẳng về ki ốt của mình thì dân ở đây ngủ mơ cũng chẳng dám nghĩ tới, vì nếu Minh "Sâm" không bị bắt thì không ai dám qua mặt. Gỗ có đắt thì người tiêu dùng cũng phải chịu thôi.

Chị Bình cho biết: “Dân ở đây ai cũng tin là ông Hưng, với lại ông Minh còn nhiều đệ tử, chẳng ai dại gì làm mất lòng ông Hưng cả. Dân buôn gỗ như bọn em thì trước như thế nào sau cũng phải như thế. Một tháng nộp mấy triệu cho ông Hưng đối với dân buôn gỗ bọn em đáng gì. Đây là nghề kiếm cơm hàng ngày, cả nhà sống trông vào ki ốt gỗ ở chợ”. Dân ở đây vẫn kháo nhau chuyện Minh "Sâm" bị bắt cùng con gái Nguyễn Thu Hằng và con rể Trần Thái Sơn. Theo giới giang hồ, Minh "Sâm" rất đa nghi và hầu như không có đệ tử ruột. Minh chỉ dùng những tay dao búa vào các vụ việc cưa đứt bán đoạn, xong việc rồi thôi. Vì thế Minh "Sâm" đã để con gái và con rể cùng tham gia điều hành chợ gỗ, vì sợ những bí mật làm ăn của mình bị lộ ra ngoài.

Hơn nữa con gái Minh "Sâm" cũng có tố chất ngang tàng từ nhỏ, đã có lần Hằng chạy xe ô tô nhưng không có bằng lái, bị công an giữ lại, Hằng bỏ luôn xe đi về nhà ngủ, sáng hôm sau đã có người đánh xe về trả. Còn con rể Minh "Sâm" cũng đã từng đi du học nhưng vì ham chơi nên bỏ ngang về đầu quân dưới trướng Minh "Sâm", rồi làm “phò mã”.

Do con trai còn nhỏ và 2 cô con gái sinh đôi đang du học tại Anh nên Minh "Sâm" đã đào tạo con gái và con rể với ý định cho nối ngôi ở chợ gỗ Hương Mạc. Nhưng điều này chưa thực hiện được vì bây giờ các xe gỗ đã không bị dồn vào chợ như thời gian vừa qua nữa. Không ít các chủ gỗ ở đây cho rằng hàng ngày đệ tử của Minh "Sâm" vẫn ngồi đếm xe, và sau này khi mọi việc yên thì các chủ gỗ lại bị truy thu.

Công ty của Hưng

Bóng ông trùm vẫn còn

Khác hẳn với chợ gỗ Hương Mạc, chợ gỗ Phù Khê Thượng chuyên bán gỗ trắc do Hưng "Sóc" cai quản, vẫn hoạt động tương đối tấp nập. Chị Bình, một chủ gỗ cho biết: Chợ hiện có khoảng gần 300 ki ốt và theo quy định của ông Hưng thì một ki ốt mỗi năm phải đóng 35 triệu tiền thuê mặt bằng và chi phí điện nước bảo vệ khoảng 2 triệu đồng mỗi tháng. Sở dĩ Hưng "Sóc" gom được mặt bằng 10 nghìn mét vuông để làm chợ gỗ này là do Hưng đã thu mua gom của người dân trong làng trước kia với giá 80 triệu 1 sào (365m2). Hôm ông Hưng xảy ra chuyện nhiều người đã chở gỗ về nhà. Nhưng dù gì thì dân cũng vẫn phải sống thôi, và mọi người đều quay trở lại chợ bán hàng, bởi đây là mối cung cấp trực tiếp cho những ông thợ mộc trong vùng. Vì thế mỗi ngày có đến cả nghìn người, mua bán gỗ ra vào chợ.

Mọi hoạt động của chợ gỗ vẫn được ban quản lý điều hành một cách bình thường như chưa có điều gì xảy ra. Đội bảo vệ của Công ty Thành Hưng vẫn duy trì chợ. Trước kia những người trong đội bảo vệ đều chẳng có nghề nghiệp gì, có khi còn là “đầu gấu” nữa, nhưng đều được ông Hưng thu nạp, vì thế họ đều tỏ ra ngoan ngoãn và trung thành tuyệt đối với Hưng. Hồi chưa có chợ, các hộ buôn bán gỗ tối đến là phải xếp gỗ và đánh dấu, thuê người ngủ canh vì hay mất trộm. Nhưng khi có chợ của ông Hưng thì không còn xảy ra mất trộm nữa.

Chị Bình cho biết thêm: “Dân ở đây ai cũng tin là ông Hưng chỉ đi vài hôm rồi lại về. Vả lại ông Hưng còn nhiều đệ tử ở ngoài lắm, chẳng ai dại gì làm mất lòng ông Hưng cả. Ông ấy có đi trại hay ở nhà, thì dân buôn gỗ như bọn em thì trước như thế nào sau cũng phải như thế. Một tháng nộp mấy triệu cho ông Hưng đối với dân buôn gỗ bọn em đáng gì. Đây là nghề kiếm cơm hàng ngày, cả nhà sống trông vào ki ốt gỗ ở chợ”. Lý giải về số vũ khí thu giữ được ở nhà Hưng "Sóc", chị Bình bảo ở cái đất này đến trộm cướp còn phải nể ông Hưng một phép, ông Hưng cần gì phải dùng súng. Súng đó là vì ông thu được của bọn trộm cướp mò đến chợ gỗ để ăn hàng, mà ông quên không nộp lên công an”?!

Tuy hai ông trùm đã bị bắt vì tội cưỡng đoạt tài sản, nhưng dường như dân chợ gỗ Phù Khê vẫn còn sợ cái vía của các ông trùm đã cai quản ở đây nhiều năm nay. Những người lạc quan hơn tin rằng, trong tương lai mọi thứ sẽ được lập lại theo đúng quy định của pháp luật.

 Chị Bình cho biết: “Dân ở đây ai cũng tin là ông Hưng, với lại ông Minh còn nhiều đệ tử, chẳng ai dại gì làm mất lòng ông Hưng cả. Dân buôn gỗ như bọn em thì trước như thế nào sau cũng phải như thế. Một tháng nộp mấy triệu cho ông Hưng đối với dân buôn gỗ bọn em đáng gì. Đây là nghề kiếm cơm hàng ngày, cả nhà sống trông vào ki ốt gỗ ở chợ”.

 
Cặp đôi “san bằng tất cả”


Cùng bị bắt với Minh "Sâm" còn có Hưng Sóc - Trưởng thôn Phù Khê kiêm Giám đốc Công ty TNHH Thành Hưng, Hưng "Sóc" năm nay 61 tuổi, có 3 lần đi tù với tổng cộng hơn 20 năm. Minh "Sâm" và Hưng "Sóc" đã có thời gian ở trại Tân Lập cùng nhau, nhà của 2 đối tượng này cũng gần nhau. Khi Minh "Sâm" ra tù, bắt tay vào làm gỗ thì Hưng "Sóc" cũng trở thành một trợ thủ đắc lực cho Minh "Sâm".

Với tiềm lực kinh tế của mình Minh "Sâm" đã đẩy Hưng "Sóc" lên chức trưởng thôn Phù Khê để dễ tung tác. Khác hẳn với Minh "Sâm", tuyệt giao và cảnh giác với báo chí, Hưng "Sóc" lại vô cùng cởi mở. Có đến 30 đĩa phim nói về Hưng "Sóc", còn bài báo viết về Hưng "Sóc" cũng không dưới trăm bài.

Trong tay Hưng "Sóc" có lực lượng bảo vệ đủ mạnh để đương đầu với bất cứ đội quân giang hồ hùng hậu nào. Chính vì vậy Hưng "Sóc" đã khống chế được toàn bộ chợ gỗ, từ giá cả đến nộp tiền bảo vệ, tiền luật hàng tháng. Hưng "Sóc còn quy định đầu ra của các loại sản phẩm gỗ cao cấp, chính vì vậy từng cái bàn cái ghế ở Đồng Kỵ và toàn bộ khu vực Phù Khê, Từ Sơn đều phải chịu “thuế” do Hưng Sóc áp mà không một ai dám chống lại.

Không ai có thể thống kê được số tiền mỗi năm chảy vào tài khoản của cặp đôi Minh "Sâm" - Hưng "Sóc", vốn được xem là có thể “san bằng tất cả”.
 

Theo Dân Việt
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo