Mỗi ngày có 8.000 tấn rác thải ra tại hai thành phố lớn
Cũng theo cơ quan này, cho đến nay, hình thức xử lý rác ở các đô thị vẫn còn sử dụng công nghệ chôn lấp là chính. Không những vậy, tại nhiều tỉnh thành, rác không được chôn lấp mà chỉ đổ rác lộ thiên, gây ô nhiễm môi trường khiến người dân hết sức bức xúc. Phần lớn tất cả rác thải đều bị thải bỏ.
Mặc dù, công nghệ chôn lấp tập trung ở các đô thị lớn hiện nay dù được gọi là “chôn lấp hợp vệ sinh” vẫn tiềm ẩn nguy cơ tai biến môi trường.
Nhiều ý kiến cho rằng, ở một góc độ nào đó, rác cũng là tài nguyên của quốc gia.
Trong khi đó, nếu được xử lý, rác thải có thể trở thành một nguồn nguyên liệu tạo ra các sản phẩm phục vụ cho xã hội. Tuy nhiên, hầu như tất cả các đô thị lớn ở Việt Nam không khai thác được nguồn nguyên liệu này, mặc dù hàng năm ngân sách phải chi ra số tiền khổng lồ cho việc xử lý rác.
Hiện nay, Việt Nam chưa có một nhà máy xử lý rác thải nào có đủ dây chuyền thiết bị với công nghệ tiên tiến đảm bảo 100% quy trình xử lý và tận dụng rác thải thành những sản phẩm khác cho xã hội. Điều này đã gây ra sự lãng phí lớn cho ngân sách và gây ảnh hưởng môi trường.
Các ý kiến tại hội nghị cho thấy, thời gian qua Việt Nam đã có hàng trăm dự án xử lý rác với số vốn đầu tư lên đến hàng ngàn tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách, ODA, NGO. Thế nhưng, rất ít dự án thành công.
Trên thế giới có nhiều công nghệ xử lý rác tạo ra những sản phẩm khác có ích phục vụ lại cho con người, như hạt nhựa, phân bón, khí ga, khí nén…
Tuy nhiên, trên thực tế có những công nghệ xử lý rác trên thế giới rất tốt nhưng không phù hợp điều kiện, hoàn cảnh, tập quán của Việt Nam.
Hiện nay, nước ta đang từng bước nghiên cứu và kêu gọi nguồn lực từ xã hội, các doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ xử lý rác trong thời gian tới.
Được biết tại “Hội thảo giới thiệu, trình diễn công nghệ xử lý rác thải đô thị” này có sáu doanh nghiệp tham gia trình diễn công nghệ xử lý rác.
End of content
Không có tin nào tiếp theo