Môi trường

Môi trường hành tinh đang tồi tệ hơn

Hai mươi năm kể từ Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất Rio đầu tiên năm 1992 ở Brazil, môi trường của hành tinh không cải thiện hơn mà đang trở nên tồi tệ hơn - theo một báo cáo của Quỹ Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên (WWF)

Tình trạng dân số gia tăng; di cư ồ ạt đến các thành phố; gia tăng sử dụng năng lượng, và tăng lượng khí thải dioxide carbon,đồng nghĩa với việc nhân loại đang đặt ra sức ép lớn hơn lên nguồn tài nguyên của trái đất hơn bao giờ hết. Điều này đặc biệt ảnh hưởng khi mà sự đa dạng động thực vật lại dựa trên những nguồn tài nguyên thiên nhiên như nguồn nước sạch.

"Hội nghị Rio + 20 diễn ra vào tháng tới là cơ hội để thế giới có cái nhìn nghiêm túc về việc cần phải phát triển bền vững. Báo cáo của chúng tôi chỉ ra rằng chúng ta chưa thực hiện được điều này kể từ Hội nghị Thượng đỉnh Rio mới đây nhất," ông David Nussbaum, Giám đốc Điều hành WWF, nói.

 

Báo cáo mới nhất mang tên Hành Tinh Sống (Living Planet), được công bố hôm Thứ Ba (15/5), ước tính nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên của toàn cầu đã tăng gấp đôi kể từ năm 1996, và giờ đây chúng ta phải mất 1,5 năm để phục hồi các nguồn tài nguyên tái tạo được con người sử dụng trong một năm. Báo cáo dự đoán đến năm 2030, phải có hai hành tinh mới đáp ứng được nhu cầu hiện tại về nguồn tài nguyên.

 

Theo báo cáo, đáng báo động nhất là nhiều sự thay đổi đã tăng tốc trong thập kỷ qua, dù có vô số công ước quốc tế được ký kết kể từ Hội nghị Thượng đỉnh Rio đầu tiên vào năm 1992. Khí thải carbon gây ấm nóng toàn cầu tăng 40% trong 20 năm qua, nhưng tới hai phần ba trong số gia tăng đó xảy ra trong thập kỷ qua.

 

Báo cáo của WWF, được biên soạn bởi Hiệp hội Động vật London và Mạng lưới Dấu chân Toàn cầu, biên dịch từ dữ liệu khắp nơi trên thế giới về các dấu chân sinh thái của mỗi nước và tình trạng nguồn tài nguyên như nước và rừng. Báo cáo cũng nghiên cứu những thay đổi của 2.688 loài động vật, với dữ liệu mới nhất từ ​​năm 2008.

 

Báo cáo thứ tám về vấn đề này, Hành Tinh Sống, sẽ được đưa đến năm tuần trước Rio+20, hội nghị mới nhất của Liên Hợp quốc về Phát triển Bền vững.

 

Ông Nussbaum chỉ ra "Chúng ta đã thực hiện được một số bước tiến quan trọng: Công ước Khung của Liên Hợp quốc về Biến đổi Khí hậu là một bước tiến quan trọng, một cách thức mà thế giới đang tìm kiếm để tiến tới thỏa thuận về việc cắt giảm khí nhà kính. Bên cạnh đó Công ước về Đa dạng Sinh học là cách thức quan trọng xác định các bước đi của thế giới có thể được thực hiện nhằm bảo vệ đa dạng sinh học. Nhưng tiến độ của hai công ước này còn khá chậm. Và, thật không may, lối sống và hành vi của chúng ta đã gây ra những hậu quả, tác động nhanh hơn so với những gì chúng ta đang làm để bảo vệ hành tinh".

 

Các nước giàu đã cho thấy một vài cải thiện, với chỉ số đa dạng sinh học của các nước tăng 7% kể từ năm 1970, khi các khu dự trữ và bảo tồn thiên nhiên đã đưa ra công bố. Tuy nhiên, chỉ số đa dạng sinh học lại giảm 60% ở các nước đang phát triển - nơi người dân phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Những thay đổi về dân số có tác động đáng kể..

 

Theo Mạng lưới Dấu chân Toàn cầu, dân số ở các thành phố trên thế giới đã tăng 45% từ năm 1992, và cư dân đô thị thường tạo ra lượng khí  thải carbon lớn hơn nhiều so với nông thôn. Theo WWF, phát thải ở Bắc Kinh gấp ba lần mức trung bình của cả Trung Quốc, bởi nhiều nhân tố, trong đó gồm cả việc sử dụng xe riêng.

 

Báo cáo cũng chỉ ra rằng sự sụt giảm lớn nhất trong chỉ số sự sống của hành tinh là đối với các loài nước ngọt ở vùng nhiệt đới, điều này cho thấy 70% sự suy giảm kể từ năm 1970"theo ông David Tickner, người phụ trách vấn đề về nước ngọt của WWF-UK.

 

Các tác giả lưu ý rằng dân số thế giới sẽ tăng đỉnh điểm trong thế kỷ này. Mặc dù dân số đạt 7 tỷ người vào năm 2011 những, theo báo cáo của Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc, tốc độ tăng dân số đã giảm từ 1,65% xuống 1,2% từ năm 1992, với trung bình một phụ nữ sinh 2,5 trẻ.

Theo Guardian/VFEJ

 

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo