Môi trường

Giải pháp nào giúp doanh nghiệp logistics giảm phát thải?

DNVN - Biến đổi khí hậu đang là một trong những thách thức lớn nhất thế kỷ 21. Trong đó, ngành logistics đóng góp đáng kể vào lượng phát thải CO2 (7-8%). Bởi vậy, cần nhiều giải pháp để doanh nghiệp logistics giảm phát thải, góp phần quan trọng để Việt Nam thực hiện được cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

PVT Logistics - công ty thành viên của PV TRANS bị phạt 300 triệu đồng / Đề nghị có chính sách khuyến khích doanh nghiệp phát triển logistics xanh

Theo TS Phạm Vũ Thắng - Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Phát triển, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, biến đổi khí hậu hiện đang là một trong những thách thức lớn nhất thế kỷ 21. Trong đó, ngành logistics đóng góp đáng kể vào lượng phát thải CO2 (7-8%).

Hiện Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào đường bộ và phát triển không đồng đều giữa các phương thức vận tải. 75% được vận chuyển qua đường bộ, 12% hàng hóa được vận chuyển qua đường biển và 2% vận chuyển qua đường sắt. Có tới 95% phương tiện giao thông tại Việt Nam còn phụ thuộc lớn vào nhiên liệu hóa thạch.

Ngoài ra, ngành logistics cũng chịu ảnh hưởng từ các chính sách và hội nhập quốc tế. Các hiệp định thương mại thế hệ mối đều yêu cầu Việt Nam phải nâng cao tiêu chuẩn logistics để hướng tới phát triển bền vững.

Doanh nghiệp logistics cần khuyến khích sử dụng nhiên liệu bền vững, tham gia các dự án bù đắp carbon.

Chia sẻ kinh nghiệm từ doanh nghiệp Mỹ trong việc cắt giảm khí nhà kính, ông Thắng cho rằng, Mỹ hiện chưa có một thị trường carbon liên bang, nhưng một số bang như California đã triển khai thị trường tín chỉ carbon với giới hạn phát thải chặt chẽ. Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) 2022 của Mỹ được coi là đạo luật lịch sử cung cấp 369 tỷ USD cho năng lượng tái tạo, xe điện, công nghệ lưu trữ carbon và thúc đẩy giảm phát thải trong nhiều ngành.

Mỹ đặt mục tiêu năm 2035 đạt 100% điện năng không carbon; với các bang như California, New York áp dụng chuẩn riêng cho năng lượng tái tạo. Doanh nghiệp logistics của Mỹ đang huy động trái phiếu xanh, khoản vay xanh cho các dự án thân thiện với môi trường như phương tiện điện và cơ sở năng lượng tái tạo.

Đồng thời, định giá carbon thông qua việc thiết lập chi phí carbon nội bộ hoặc tham gia thị trường carbon để giảm phát thải; thực hiện khoản vay liên kết bền vững với lãi suất ưu đãi khi đạt mục tiêu giảm phát thải.

Doanh nghiệp Mỹ thực hiện phương thức hợp tác đối tác công - tư để xây dựng cơ sở hạ tầng bền vững như trạm sạc cũng như tận dụng tối đa ưu đãi thuế và tài trợ từ chính phủ để đầu tư vào công nghệ xanh và năng lượng tái tạo.

Từ kinh nghiệm của doanh nghiệp logistics Mỹ, ông Thắng khuyến nghị, doanh nghiệp logistics Việt cần thực hiện rất nhiều giải pháp trong giảm thải, góp phần quan trọng giúp Việt Nam thực hiện được cam kết mạnh mẽ là giảm thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Đó là xây dựng chiến lược cắt giảm khí nhà kính với chiến lược cụ thể, chính xác và rõ ràng để đạt được mục đích giảm thải carbon hiệu quả nhất, nhanh nhất. Cần đầu tư vào công nghệ vận tải xanh như nghiên cứu và đầu tư vào xe điện, xe tải hybrid và các công nghệ tiết kiệm nhiên liệu.

Doanh nghiệp Việt cần chuyển đổi liên phương thức trong phát triển hệ thống vận tải liên phương thức giữa đường bộ, đường biển và đường sắt. Áp dụng các giải pháp số hóa chuỗi cung ứng thông qua việc đầu tư vào nền tảng kỹ thuật số để tối ưu hóa các hành trình vận chuyển.

Ngoài ra, cần khuyến khích sử dụng nhiên liệu bền vững (nhiên liệu sinh học); tăng cường hợp tác quốc tế và tham gia hoặc xây dựng các dự án bù đắp carbon.

Hà Anh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm