Lợi nhuận của Masan Consumer tiếp tục tăng gần gấp đôi trong năm 2011 sau khi tăng 90% trong năm 2010.
Masan Consumer – tốc độ tăng trưởng ấn tượng
CTCP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer) là công ty sản xuất các loại mỳ ăn liền mang nhãn hiệu Omachi, Tiến Vua, Kokomi; nước mắm, nước tương, tương ớt nhãn hiện Chin-su, Nam Ngư…
Năm 2011, Masan Consumer đạt 2.462 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 96,5% so với mức 1.252 tỷ đồng của năm 2010.
Mức tăng này còn lớn hơn cả mức tăng 88,6% của năm 2010.
Doanh thu thuần đạt 8.310 tỷ đồng 8.310 tỷ đồng, tăng trưởng 48,8% (năm 2010 tăng trưởng 41%).
Công ty đã tăng tổng số điểm bán hàng lên đến 164.000 điểm, đặc biệt tập trung vào khu vực nông thôn.
Quỹ đầu tư KKR đã rót 159 triệu để mua 10% cổ phần của Masan Consumer, giúp công ty có thêm lượng tiền mặt rất lớn. Sau đó, Masan Consumer đã thực tiện thâu CTCP Vinacafe Biên Hòa - công ty hiện chiếm khoảng 40% thị phần cà phê hòa tan tại Việt Nam.
Vietinbank – quán quân lợi nhuận ngân hàng
Năm 2011, ngân hàng mẹ Vietinbank đạt hơn 7.782 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 77% so với năm 2010. Mức lợi nhuận này của Vietinbank chắc chắn sẽ dẫn đầu trong nhóm các ngân hàng cũng như trong số các doanh nghiệp niêm yết.
Tăng trưởng tín dụng năm 2011 của ngân hàng mẹ CTG đạt 25,25%, gần gấp đôi so với mức tăng trưởng tín dụng toàn ngành (13,1%)
Mặc dù đạt được mức lợi nhuận khủng nhưng Vietinbank vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 20% cho năm 2012; tổng tài sản và dư nợ cũng đặt mục tiêu tăng 20%.
Đến cuối năm 2011, Vietinbank đã tăng vốn điều lệ lên 20.230 tỷ đồng, tăng 33% so với đầu năm. Trong năm qua, ngân hàng đã thực hiện phát hành riêng lẻ 10% cổ phần cho IFC với giá 182 triệu USD.
Thu nhập bình quân năm 2011 của nhân viên Vietinbank đạt 20,76 triệu đồng/người/tháng – tăng gần 12% so với mức 18,55 triệu đồng/người/tháng của năm 2010.
Cao su Đồng Phú - Ấn tượng ngành cao su tự nhiên
Năm 2011, Cao su Đồng Phú (DPR) đạt 849 tỷ đồng LNST, tăng 115% so với năm 2010, EPS đạt gần 20.000 đồng.
Đây cũng là doanh nghiệp có mức lợi nhuận cao nhất và tăng trưởng mạnh nhất trong nhóm công ty cao su tự nhiên đang niêm yết.
Sự tăng trưởng mạnh về doanh thu và lợi nhuận của DPR trong năm vừa qua là do sản lượng tăng hơn 12,5% và đặc biệt giá bán bình quân tăng gấp rưỡi từ 62,4 triệu đồng/tấn lên 91,4 triệu đồng/tấn.
DPR cũng là một trong những công ty có năng suất vườn cây cao nhất Tập đoàn Cao su Việt Nam (năm 2011 đạt 2,18 tấn/ha).
Vinamilk – Vốn lớn vẫn chia cổ tức khủng
Năm qua Vinamilk đã chính thức cán mốc 1 tỷ USD doanh thu, trong đó, doanh thu xuất khẩu đạt hơn 140 triệu USD. Tại thị trường trong nước, với hơn 170.000 điểm bán lẻ, sản phẩm sữa bột của Vinamilk đang chiếm khoảng 30% thị phần.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất của Vinamilk, tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2011 đạt hơn 22 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 37% so với năm 2010.
Lợi nhuận sau thuế thuế đạt 4.218 tỷ đồng, tăng 16,7%.
Lợi nhuận sau thuế hợp nhất 2007-2011 của Vinamilk
Dù liên tục chia thưởng để tăng vốn nhưng Vinamilk đều duy trì mức cổ tức tiền mặt hàng năm từ 30-40%. Giá VNM cũng tăng gấp rưỡi trong năm 2011.
Cổ phiếu VNM rất được khối ngoại ưa chuộng và hiện họ đang nắm giữ tối đa 49% cổ phần. Hồi giữa năm, Vinamilk đã phát hành riêng lẻ 10,3 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư ngoại mức giá xấp xỉ 130.000 đồng/cp, cao hơn 30% so với thị giá lúc phát hành.
Theo TTVN