Thị trường

Một số trường hợp được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại

(DNVN) - Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 06/2018/TT-BCT, quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại. Theo đó, có 4 trường hợp được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 6 năm 2018.

Ảnh minh họa.

Theo Điểm 1, Điều 9 Thông tư, có 4 trường hợp được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại. Đó là: Hàng hóa nhập khẩu có đặc điểm khác biệt với hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước mà hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất bởi ngành sản xuất trong nước đó không thể thay thế được; Hàng hóa nhập khẩu là sản phẩm đặc biệt của hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước; Hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước không được bán trên thị trường trong nước trong cùng Điều kiện thông thường; Khối lượng hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp sản xuất trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu trong nước.

Thời hạn miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại được xác định như sau: Đối với các hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại được Cơ quan điều tra tiếp nhận theo khoản 1 Điều 13 của Thông tư này, thời hạn miễn trừ tính từ ngày quyết định áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tạm thời hoặc chính thức hoặc quyết định về kết quả rà soát biện pháp phòng vệ thương mại có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 của năm ban hành quyết định miễn trừ.

Thông tư số 06/2018/TT-BCT cũng quy định rõ. Đối với các hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại được Cơ quan điều tra tiếp nhận theo khoản 2 Điều 13 của Thông tư này, thời hạn miễn trừ là 01 năm tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm kế tiếp.

Đối với các hồ sơ đề nghị miễn trừ bổ sung được cơ quan điều tra tiếp nhận theo khoản 4 Điều 13 của Thông tư này, thời hạn miễn trừ tính từ ngày tiếp nhận hồ sơ miễn trừ đầy đủ và hợp lệ đến ngày 31 tháng 12 của năm ban hành quyết định miễn trừ.

Đối với thông báo tiếp nhận hồ sơ miễn trừ, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Cơ quan Điều tra thông báo việc tiếp nhận hồ sơ miễn trừ, các đối tượng đề nghị miễn trừ phải gửi hồ sơ đề nghị miễn trừ quy định tại Điều 12 Thông tư này tới Cơ quan Điều tra, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.

 

Trong trường hợp tổ chức, cá nhân được miễn trừ có nhu cầu bổ sung hàng hóa được miễn trừ trong quyết định miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại trong thời hạn miễn trừ, các đối tượng đề nghị miễn trừ bổ sung đó có thể gửi hồ sơ miễn trừ bổ sung tới Cơ quan Điều tra.

Do vậy, trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo yêu cầu bổ sung của Cơ quan Điều tra, các đối tượng đề nghị miễn trừ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và chính xác những nội dung được yêu cầu bổ sung.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2018.

Nên đọc

 

 

 

 

 

 

Tuyết Thùy
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo