Mua sắm vũ khí toàn cầu 2015 tăng mạnh
Báo cáo về buôn bán vũ khí của tổ chức IHS Global công bố hôm 13/6 cho thấy, tổng giá trị vũ khí toàn cầu đã tăng mạnh trong năm 2015, leo lên 65 tỷ USD, tức là tăng 6,6 tỷ USD so với 2014.
"Theo IHS Global, đây là mức tăng nhiều nhất trong thập kỷ qua. Trong khi khối lượng vũ khí Ả Rập Xê Út mua trong năm 2015 tăng tới 50%, đạt 9,3 tỷ USD, và đứng đầu thế giới về nhập khẩu vũ khí; thì nhu cầu về vũ khí cũng tăng lên ở hầu hết các quốc gia Trung Đông và khu vực Đông Nam Á", báo cáo của IHS Global được hãng tin Bloomberg đăng tải hôm 13/6.
Giá trị nhập khẩu vũ khí tại Ả Rập Xê Út tăng khi Vương quốc này dẫn đầu một liên minh nhắm tới lực lượng nổi dậy người Shiite Houthi ở Yemen và khi họ nỗ lực đáp trả đối thủ khu vực là Iran.
Trong năm ngoái, Ả Rập Xê Út đã mua máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon, F-15 và trực thăng Apache, cũng như máy bay không người lái, thiết bị do thám và vũ khí dẫn đường chính xác.
Theo IHS, trong khi Nga từ lâu là nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ hai thế giới, Pháp được cho là sẽ giành vị trí này vào năm 2018. Đầu năm nay, Pháp đã giành được đơn hàng đóng tàu ngầm trị giá 39 tỷ USD từ Australia.
Ai Cập, quốc gia mà nền kinh tế đã phải vật lộn kể từ vụ lật độ cựu Tổng thống President Hosni Mubarak vào năm 2011, đã trở thành nước mua sắm vũ khí lớn thứ tư thế giới, với việc chi khoảng 2,3 tỷ USD. Trước năm 2013, mỗi năm quốc gia này chi khoảng 1 tỷ USD mua vũ khí.
IHS dự đoán, giá dầu lao dốc sẽ không hồi phục vượt các mức hiện tại trong vòng 3 năm tới, do vậy các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ sẽ "phải cắt giảm mua vũ khí", Ben Moores, một nhà phân tích quốc phòng cấp cao tại IHS Aerospace, Defence & Security, người viết báo cáo trên cho biết.
"Các quốc gia sẽ chi tiêu cho vũ khí ít hơn và sẽ có nhiều hơn các hoạt động, nhằm gây ảnh hưởng tới khu vực", báo cáo có đoạn viết.
Dầu thô đã dao động ở mức khoảng 50 USD/thùng trong những tuần gần đây, tăng từ mức 30 đến 35 USD trong những tháng đầu tiên của năm nay.
Nga, nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ, có khả năng sẽ tăng buôn bán vũ khí với Iran khi quốc gia này bắt đầu thay thế thiết bị lỗi thời sau khi thỏa thuận hạt nhân đạt được hồi năm ngoái đã nới lỏng các lệnh trừng phạt quốc tế. IHS dự báo, Iran có thể chi từ 40 đến 60 tỷ USD để mua vũ khí.
Mỹ vẫn là quốc gia xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới trong năm 2015, cung cấp trang thiết bị và vũ khí trị khoảng 23 tỷ USD, trong đó cung cấp 8,8 tỷ USD vũ khí cho Trung Đông. Doanh số bán vũ khí của Mỹ tăng nhờ bán máy bay và các hệ thống kèm theo.
Theo báo cáo của IHS, trong tương lai, tổng kim ngạch buôn bán vũ khí của Mỹ có thể vượt ngưỡng 30 tỷ USD, do việc cung cấp F-35 - máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo được sản xuất bởi Lockheed Martin F-35 - tăng lên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Gà rán - 'dấu ấn' ẩm thực Hàn Quốc trên toàn cầu
Hé lộ 'ông trùm' công nghệ lớn đang đàm phán để mua lại Tiktok
Chứng khoán Mỹ bốc hơi hơn 1.000 tỷ USD trong cơn ác mộng công nghệ
Hé lộ kế hoạch cụ thể của Tổng thống Trump về việc chấm dứt hoàn toàn xung đột giữa Ukraine - Nga
Vì sao mô hình AI 'siêu việt' từ Trung Quốc khiến nhà đầu tư Mỹ bất an, cổ phiếu lao dốc?