Muốn giàu nuôi cá, muốn khá có tiền tỷ thì nuôi tôm...khác người
Anh Châu Văn Sol là người tiên phong nuôi tôm thẻ thành công từ phương thức xây dựng bể lắng trước khi thả tôm xuống ao nuôi.
Ngày đó, ban đầu thấy chàng thanh niên trẻ Châu Văn Sol mua rất nhiều cá phi về thả nuôi trong ao lắng, sau đó dẫn nước mặn vào ao cho lắng phù sa khoảng 15 ngày rồi mới cho qua ao nuôi tôm thì ai cũng cho là chuyện lạ đời. Cạnh đó, anh Sol áp dụng mọi khâu từ bơm tưới, sục khí, chăm sóc đều thực hiện bằng máy móc cơ khí, mọi người đều bất ngờ.
Trước nay ở vùng nước ngập mặn ven biển này, người dân đã quen nếp nuôi trồng truyền thống đó là quảng canh, trông chờ vào tự nhiên, chỉ bắt cá, cua, tôm mỗi tháng 2 đợt theo con nước lớn nên thu nhập không cao. Cạnh đó nguồn nước thường vẩn đục, nhiều vi khuẩn, tạp chất nên tôm nuôi trong các ao mương rất chậm lớn và dễ phát sinh dịch bệnh.
Bà Nguyễn Thị Tú Anh, ngụ ấp Huỳnh Kỳ, xã Vĩnh Hải cho biết: “ Hồi đầu bán tín, bán nghi về hiệu quả cách làm của anh Sol, nhưng thấy “ ổng” trúng tôm sú lẫn tôm thẻ quá trời nên ai cũng nể phục, hết hoài nghi và tới học hỏi, làm theo”.
Theo lời anh Sol, nuôi tôm sú thời gian sẽ kéo dài từ 5-6 tháng, chi phí đầu tư khá lớn chiếm đến 60% doanh thu, còn với tôm thẻ thì thời gian ngắn hơn từ 3-3.5 tháng, chi phí chiếm 40% doanh thu. Tuy nhiên con tôm thẻ lại dễ nhiễm bệnh, nhất là bệnh gan nên độ rủi ro cao hơn.
Hiện nay anh Sol đang thả nuôi 4 ao tôm sú, 7 ao tôm thẻ, mỗi ao có diện tích từ 3.000-4.500 m2. Từ năm 2002 đến nay, anh Sol luôn trúng đậm các vụ tôm, trừ hết các khoản chi phí đầu tư anh còn lãi từ 1,2-1,5 tỷ đồng/năm. Năm 2018 này, dù giá tôm thẻ lúc trước có giảm, nhưng hiện nay đang tăng dần, dự kiến lợi nhuận nuôi tôm của gia đình anh Sol không giảm so với năm rồi.
"Thời điểm hiện nay giá bán tôm thẻ loại 40 con/1 ký là 130.000 đồng ( có giảm so với thời điểm mức cao nhất nhưng vẫn cao hơn năm 2017 là 20.000 đồng mỗi ký); tôm sú loại 40 con/1 ký là 280.000 đồng ( cao hơn năm trước từ 25.000 -30.000 đồng mỗi ký), anh Sol cho hay.
Anh Sol đúc kết kinh nghiệm nuôi tôm : "Cốt yếu là mình phải thường xuyên theo dõi ao mương; độ tăng trưởng của tôm nuôi; áp dụng triệt để các biện pháp khoa học kỹ thuật về nuôi tôm. Xử lý đáy ao tốt, xử lý nước nuôi tốt, xuống giống tôm phải đúng thời vụ và đặc biệt, tôi không quá ham nên thả 1 vụ tôm trong năm để đảm bảo an toàn về môi trường...".
Về kỹ thuật nuôi tôm, anh Sol chia sẻ" "Không nên thả nuôi tôm với mật độ quá dày, nên thả dưới 90 con/1 m2 là vừa để tôm mau lớn, ít tiêu tốn thức ăn, tỷ lệ sống cao. Cạnh đó, khi chọn mua giống cần tìm đến những cơ sở sản xuất kinh doanh có uy tín, tránh tôm giống trôi nổi không rõ nguồn gốc. Đặc biệt, trong quá trình nuôi cần sử dụng định kỳ các chế phẩm sinh học để quản lý môi trường tốt và ổn định hơn, sản phẩm cuối cùng đảm bảo sạch...".
Khi đã có ăn, có của để, anh Sol thường xuyên tự nguyện giúp đỡ các hoạt động của Hội Khuyến học xã, ấp; giúp đỡ hàng chục suất học bỗng cho học sinh giỏi vượt khó; các hộ nghèo thiếu vốn làm ăn.
Ông Trà Nol, Chủ tịch Hội Nông dân Xã Vĩnh Hải nhận xét về tỷ phú “tôm” Châu Văn Sol với giọng quả quyết: “ Nếu đem ông này đi thi đua làm ăn về chuyên ngành nuôi tôm thì chắc chắn sẽ không thua kém ai bởi ông này ngoài cần cù, chịu khó còn ham học hỏi, nghiên cứu sâu về chuyện nuôi tôm lắm. Từ độ ổng nuôi tới giờ, phần lớn là thắng hết...Cách nuôi tôm của anh Sol đã và đang được nhiều nông dân ở Vĩnh Hải áp dụng vào ao mương của mình...". |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ Công Thương lý giải quy định gỡ bỏ “tầng nấc trung gian” trong kinh doanh xăng dầu
Đề xuất ưu đãi thuế đặc biệt cho báo chí
Cân nhắc kỹ việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường
Vàng vẫn là ‘chân ái', trở thành top 1 mặt hàng nên mua vào năm 2025
Công bố bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Đề xuất cho doanh nghiệp tự quyết giá xăng dầu có tỷ trọng tiêu thụ thấp