Mỹ cảnh báo Ukraine về toan tính phục hồi vũ khí hạt nhân
Nếu như Ukraine không liên kết với những quốc gia đã từ bỏ vũ khí hạt nhân, thì đó sẽ là quyết định tồi tệ. Tôi không nghĩ rằng vũ khí hạt nhân có thể là thứ gì đó tích cực đối với Ukraine. Tôi không muốn nhìn thấy một lần nữa phục hồi quá trình này", nhà ngoại giao Mỹ tuyên bố.
Ông cũng lưu ý rằng hiện giờ Ukraine đang phải đối mặt với vô số vấn đề về an ninh, mà một trong đó là lập trường của Nga về Crimea.
"Năm 1994, không một ai nghĩ rằng Nga có thể hành xử như vậy. Không một ai chờ đợi sẽ xuất hiện vấn đề buộc chúng tôi phải làm việc", Volker tuyên bố.
Sau khi Liên Xô tan rã, Ukraine chỉ sau một đêm vụt trở thành cường quốc hạt nhân. Bên cạnh đó, rất nhiều phòng thiết kế, nhà máy sản xuất vũ khí lớn của Liên Xô nằm trong lãnh thổ Ukraine. Ngoài ra, họ còn sở hữu một số lượng lớn vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), theo tin tức trên báo ANTĐ.
Ukraine khiến nhiều nước e sợ do họ được “thừa kế” một số lượng lớn đầu đạn hạt nhân và tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) và đủ loại phương tiện phóng, khiến họ chỉ kém Nga-Mỹ, còn các cường quốc Tây Âu như Anh, Pháp, Đức hay Trung Quốc chỉ là “đàn em”.
Theo một số liệu thống kê của tình báo Mỹ, tại thời điểm năm 1992, Ukraine thừa hưởng một di sản hạt nhân lớn của Liên Xô. Trên lãnh thổ Ukraine còn lại 1.950 đơn vị vũ khí hạt nhân chiến lược và 1.883 đơn vị vũ khí hạt nhân chiến thuật, trong đó có 176 tên lửa đạn đạn liên lục địa. Trong hình là tên lửa hành trình Kh-55.
Vào thời điểm đó, ngay cả Mỹ cũng không muốn tự nhiên sinh ra một cường quốc hạt nhân có thể hợp tác với Nga để đối phó với mình, còn Moscow cũng không muốn có mối lo lớn sát nách phía Tây, châu Âu cũng hoảng hồn với mối lo hạt nhân bên sườn phía đông.
Do đó, Nga, Mỹ và Anh (lúc đó quan hệ còn khá tốt) đã ép các nước tách ra từ Liên Xô cũ còn sở hữu vũ khí hạt nhân và phương tiện phóng phải hủy bỏ năng lực này và sống dưới cái ô chở che của các ông lớn này.
Sau khi phê chuẩn Thỏa thuận Lisbon năm 1992 (bổ sung cho Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược Xô-Mỹ START-1), 3 nước Ukraine, Belarus và Kazakhstan đã chấp thuận từ bỏ vũ khí hạt nhân để trở thành các nước "không sở hữu vũ khí hạt nhân".
Đến năm 1994-1996, theo Thỏa thuận Lisbon và Biên bản Budapest, chính quyền Kiev đã chuyển giao toàn bộ vũ khí hạt nhân của mình cho Liên bang Nga. Bắt đầu từ năm 1996, Ukraine có quy chế quốc gia không sở hữu vũ khí hạt nhân. Còn Nga-Mỹ-Anh cam kết bảo đảm an ninh cho Kiev trong trường hợp bị quân đội nước ngoài xâm lược.
End of content
Không có tin nào tiếp theo