Quốc tế

Mỹ: Cuộc chiến TPP - phép thử đối với bà Hillary Clinton

Chưa đầy 1 tuần sau khi chính thức phát động chiến dịch tranh cử tổng thống, bà Hillary Clinton phải đối mặt với một vấn đề hắc búa trong đảng Dân chủ, đó là các thỏa thuận thương mại tự do và tác động của các thỏa thuận này đến người lao động.
Vấn đề này là chủ đề trọng tâm đối với hầu như bất kỳ cuộc tranh luận nào về các vấn đề kinh tế toàn cầu tại Washington, với việc nhiều thành viên đảng Dân chủ và những người ủng hộ họ lập luận rằng, các thỏa thuận thương mại tự do hỗ trợ các công ty lớn, nhưng lại khiến lao động Mỹ ở nước ngoài rẻ hơn.
 
Hôm 16/4, cuộc tranh luận này đã tăng lên mức đỉnh điểm khi các thành viên quốc hội thuộc cả hai đảng thông báo một dự luật trao cho Tổng thống Mỹ Barack Obama thẩm quyền đặc biệt để hoàn tất cuộc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) – một trong những hiệp định tự do thương mại lớn nhất thế giới.
 
Trong hai ngày thực hiện chiến dịch tranh cử tổng thống tại bang Iowa trong tuần này, nơi bà đã thảo luận về kinh tế, bà Clinton đã không đã thốt ra một lời nào về TPP giữa Mỹ và 11 quốc gia Thái Bình Dương khác.
 
Bà Hillary Clinton (Ảnh Reuters)
 
Nếu ông Obama không có được quyền đàm phán nhanh (fast-track), còn gọi là quyền xúc tiến thương mại, viết tắt theo tiếng Anh là TPA (trade promotion authority), thẩm quyền đặc biệt trong việc hoàn tất cuộc đàm phán TPP từ Quốc hội, thì rõ ràng sẽ không thể hoàn tất thỏa thuận nhằm giảm bớt những rào cản thương mại và tiếp tục thúc đẩy thương mại hơn nữa với các quốc gia từ Australia, Nhật Bản và Chile tới Singapore và Việt Nam.
 
Giới phân tích đánh giá cuộc đấu tranh giành quyền TPA là cuộc chiến cam go nhất của Tổng thống Obama trong suốt 19 tháng qua, đồng thời bộc lộ sự chia rẽ sâu sắc trong nội bộ đảng Dân chủ nắm quyền hành pháp. Cho đến nay, phần lớn những người ủng hộ trao quyền TPA cho tổng thống là các chính trị gia Cộng hòa, còn những người phản đối lại thuộc đảng Dân chủ. Để thông qua dự luật TPA trong tuần tới, ông Obama còn phải thuyết phục được một số nghị sĩ quan trọng cùng đảng Dân chủ với ông.
 
“Bà ấy tự đặt mình vào thế rất khó khăn cho dù bà có nói gì đi nữa về thương mại”, Paul Sracic, người phụ trách quan hệ quốc tế và chính trị thuộc Đại học Youngstown nhận định.
 
Đó là bởi bà Clinton, người đã có nhiều năm giữ các vị trí lãnh đạo cấp cao, trong đó có chức Ngoại trưởng Mỹ từ năm 2009 đến năm 2013, có thể phải đối mặt với các cuộc tấn công từ nhiều góc độ, đặc biệt là tại các bang hay đổi ý kiến như Ohio về việc người nắm giữ chiếc ghế tổng thống.
 
Trong một tuyên bố đưa ra hôm 17/4, phát ngôn viên của bà Cliton, ông Nick Merrill, cho biết, bà Clinton tin rằng Mỹ “sẽ sẵn sàng thắng dễ dàng bất cứ biện pháp thương mại nào vốn không bảo vệ người lao động Mỹ và tạo thêm nhiều việc làm trong nước, trong khi cũng củng cố an ninh quốc gia.
 
Theo vị phát ngôn viên này, bà Cliton sẽ giám sát chặt chẽ xem thỏa thuận cuối cùng giải quyết vấn đề thao túng tiền tệ, quyền lao động và các vấn đề gây tranh cãi khác như thế nào.
 
 
NM (Theo Reuters)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo