Quốc tế

Mỹ gia nhập thị trường nguồn tài nguyên năng lượng ở châu Âu

Mỹ gia nhập thị trường nguồn tài nguyên năng lượng ở châu Âu và xuất khẩu khí hóa lỏng để chiếm thị phần của Nga, nhà xuất khẩu chính cung cấp 35% lượng nhập khẩu khí đốt của châu Âu.

Nga và Mỹ vẫn luôn trong tư thế đối đầu mỗi khi nói đến cuộc chiến năng lượng, đặc biệt là trong thị trường dầu khí, theo tin tức trên báo Thanh Niên.

Washington từ lâu đã luôn đưa ra tranh luận về tầm quan trọng địa chính trị của mình trong việc xuất khẩu LNG sang châu Âu như một phương cách để giúp các nước đồng minh giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng của Nga.

Kể từ năm ngoái, Mỹ bắt đầu xuất khẩu khí hóa lỏng và nhắm đến thị trường châu Âu. Vào tháng 6 năm nay, con tàu đầu tiên chở khí đốt Mỹ đã đến Ba Lan. Tuy nhiên, theo hãng thông tấn Sputnik, cuộc chiến LNG giữa Nga và nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể sẽ còn diễn biến căng thẳng.

Nga vượt Mỹ về cung cấp khí đốt cho châu Âu.

Mặc dù vậy, nếu nhìn vào số liệu, khí đốt của Nga thuận lợi hơn, vì chi phí vận chuyển vượt qua Đại Tây Dương và quá trình chuyển đổi LNG từ trạng thái lỏng sang trạng thái khí cho thích  hợp với việc sử dụng thông thường của khí hóa lỏng từ Mỹ khá cao.

Mỹ muốn làm suy yếu vai trò đứng đầu của Nga trong việc cung cấp khí đốt  thông qua các biện pháp trừng phạt ảnh hưởng đến dự án Dòng chảy Phương Bắc-2, và cũng bằng cách đó gây tổn hại cho lợi ích của người dân châu Âu.

Ông Davide Tabarelli - chuyên gia một công ty độc lập tham gia nghiên cứu về năng lượng và môi trường cho biết, hiện nay, Ý tiêu thụ khoảng 450 tỷ m3 khí đốt, 25% trong số đó là từ Nga, đó là gần một nửa khối lượng mà chúng tôi nhập khẩu trong vòng 20 năm.

Việc giao hàng không bị gián đoạn, cho dù có chiến tranh ở Ukraine. Bất chấp các biện pháp trừng phạt và một số khó khăn khác, Nga vẫn là nhà cung cấp chính vì một lý do đơn giản, Nga là châu Âu, nước này đơn giản chỉ là nằm gần hơn tất cả. Ngoài ra, Nga, cũng như Iran là hai nước đứng đầu về trữ lượng khí tự nhiên.

Nga có nguồn tài nguyên thiên nhiên với trữ lượng lớn, bao gồm cả khí đốt, có chi phí sản xuất gas thấp hơn nhiều so với ở Mỹ. Gas sẽ tiếp tục được nhập khẩu từ Nga, về thực chất, vận chuyển khí đốt từ Mỹ là quá xa, và rất tốn kém trong việc khai thác khí ở đó.

 

Nên đọc
Công Danh (tổng hợp theo Sputnik, Thanh Niên)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo