Mỹ: người giàu xấu xa hơn
Các thực nghiệm chứng minh rằng ít nhất một số người giàu thừa nhận "tham lam là tích cực và sinh lợi", có lẽ là do kết quả từ giáo dục, tính độc lập cá nhân và nguồn lực của họ.
Thí nghiệm thú vị
Tầng lớp thượng lưu, theo như định nghĩa của nghiên cứu, nhiều khả năng vi phạm luật giao thông, giành kẹo của trẻ con, nói dối trong đàm phán, gian lận trong thi thố giải thưởng và chấp nhận các hành vi đạo đức không đúng chuẩn mực tại nơi làm việc.
Các nhà nghiên cứu đưa ra kết quả thí nghiệm cung cấp bằng chứng trực quan thông qua hình ảnh, gần 1/2 người lái xe xịn (trong 426 xe khảo sát) vi phạm luật giao thông và không nhường đường cho người đi bộ băng qua đường.
Trong thí nghiệm kẹo, người ta đưa cho 129 sinh viên đại học mỗi người một hũ kẹo và yêu cầu đến phát cho trẻ em gần phòng thí nghiệm, đặc biệt sinh viên có thể lấy kẹo nếu họ muốn. Kết quả đáng ngạc nhiên là các sinh viên tự cho mình thuộc tầng lớp cao lại lấy kẹo nhiều hơn số còn lại.
Cuối cùng, nhóm nghiên cứu mời 195 người lớn đến tham gia trò chơi xúc xắc với cơ hội nhận được quà tặng 50 USD. Kết quả những người giàu gian lận nhiều hơn.
Tiêu chuẩn cộng đồng
Người nghèo hơn ít gian lận vì họ phải dựa nhiều hơn vào cộng đồng để tồn tại và do đó tuân thủ nghiêm chỉnh hơn các tiêu chuẩn cộng đồng, tiến sĩ Piff ở đại học California cho biết.
Theo so sánh, cá nhân thượng lưu tập trung vào bản thân nhiều hơn, tự cho mình đặc quyền cao hơn người khác và tham gia vào mô hình hành vi tự quan tâm đến bản thân mình.
Người giàu không phải xấu tính bẩm sinh, nhưng khi cấp bậc của họ được tăng lên, họ sẽ trở nên quan tâm đến bản thân nhiều hơn |
Báo cáo cũng xây dựng dựa trên nghiên cứu trước đây cho thấy người giàu thường kém cảm thông và ít tương tác xã hội với người khác.
Chắc chắn là có rất nhiều trường hợp ngoại lệ, như Chủ tịch và Giám đốc điều hành tập đoàn Berkshire Hathaway, tỉ phú Warren Buffett, người hiến tặng phần lớn tài sản của mình cho quỹ Bill & Melinda Gates hoặc các mạnh thường quân khác.
Các nhà xã hội học Mỹ đang kêu gọi có các nghiên cứu sâu hơn để xác định ranh giới của hành vi xấu xuất phát từ lòng tham. Giáo sư Meredith McGinley thuộc đại học Chatham ở thành phố Pittsburgh tranh luận lòng tham đã dẫn đến những hành vi phi đạo đức, không phải do tầng lớp thu nhập.
Ông Piff kết luận nghiên cứu "Người giàu không phải xấu tính bẩm sinh, nhưng khi cấp bậc của họ được tăng lên, họ sẽ trở nên quan tâm đến bản thân nhiều hơn”.
Theo sgtt/ Bloomberg
End of content
Không có tin nào tiếp theo