Quốc tế

Mỹ sẵn sàng rót hàng trăm tỷ USD để hiện đại hóa tên lửa

(DNVN) - Mỹ đã sẵn sàng đầu tư hàng trăm tỷ USD để hiện đại hóa 400 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Tuy nhiên, một số người coi những tên lửa này là những tàn tích vô giá trị còn sót lại từ thời chiến tranh lạnh.

Ngày 26/9, Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Ashton Carter đã giải thích quyết định này khi tới Minot, Bắc Dakota, một trong ba căn cứ có bố trí tên lửa 400 tên lửa mang đầu đạn hạt nhân xuyên lục địa Minuteman III.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tuyên bố: "Bây giờ, chúng ta bắt đầu khắc phục những thập kỷ không chú trọng đầu tư vào lực lượng răn đe hạt nhân". Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ đã nhắc lại là Hoa Kỳ cũng sẽ đầu tư vào các tàu ngầm bắn tên lửa mới vào những tháng tới đây, cũng như hiện đại hóa bom nguyên tử B-61, hoặc chế tạo tên lửa đạn đạo mới.

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Ashton Carter.

Cho dù trong một bài diễn văn nổi tiếng ở Praha, Tổng thống Barack Obama đã khẳng định duy trì mục tiêu một thế giới không vũ khí hạt nhân, nhưng ông Carter giải thích là nước Mỹ không muốn giảm sức mạnh phòng vệ hạt nhân, do các « kẻ thù tiềm tàng » của nước Mỹ vẫn tiếp tục đầu tư phát triển vũ khí hạt nhân. 

Ông Carter nhấn mạnh: "Chúng ta đã không chế tạo gì mới từ 25 năm nay, nhưng các nước khác đã làm, trong đó có Nga, Bắc Triều Tiên, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và kể cả Iran trong một thời gian nhất định".

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cảnh báo: "Matxcơva đặc biệt làm Lầu Năm Góc lo ngại về việc giương oai diễu võ bằng vũ khí hạt nhân. Có thể là nhà chức trách Nga hiện giờ không còn khả năng kềm chế tốt như các nhà lãnh đạo của Liên Xô cũ".

Sau khi sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraina, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã công khai tuyên bố sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân trong các chiến dịch.

Theo các chuyên gia, chi phí để hiện đại hóa toàn bộ kho vũ khí hạt nhân của Mỹ trong những thập niên tới sẽ lên tới cả ngàn tỷ đô la. Một chi phí cao tới mức Mỹ không để cáng đáng được, trong khi Mỹ cũng đang phải đầu tư một khoản tiền khổng lồ để hiện đại hóa các loại vũ khí quy ước. Chính vì thế, Mỹ sẽ phải lựa chọn và từ bỏ một số thành phần trong lực lượng răn đe hạt nhân, chẳng hạn các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.

 

Nên đọc
Hòa Hậu (t/h)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo