Mỹ tiếp tục thống trị thị trường vũ khí toàn cầu
Mỹ đã tiếp tục thống trị thị trường vũ khí toàn cầu khi đã ký các thỏa thuận bán vũ khí trị giá 40 tỷ USD trong năm 2015, vượt xa nước đứng ở vị trí thứ hai là Pháp với 15 tỷ USD, và vị trí thứ ba là Nga với 11,1 tỷ USD.
Theo báo cáo "Vận chuyển vũ khí thường sang các nước đang phát triển giai đoạn 2008 - 2015" do Cơ quan nghiên cứu Quốc hội Mỹ thực hiện, các thỏa thuận vũ khí toàn cầu năm 2015 đã sụt giảm, từ 89 tỷ USD trong năm 2014 xuống còn 80 tỷ USD trong năm 2015, có thể do giá dầu thấp khiến một số quốc gia hạn chế mua vũ khí. Tuy nhiên, Qatar vẫn chi khoảng 17 tỷ USD mua vũ khí.
Những đơn đặt hàng mới Ả Rập Saudi, Iraq và Hàn Quốc chiếm một phần lớn doanh số bán vũ khí của Mỹ. Những mối quan hệ lâu đời với những nước nhập khẩu vũ khí quân sự trên khắp thế giới đã giúp Mỹ giành được nhiều đơn hàng hơn từ những quốc gia từng sử dụng các hệ thống vũ khí Mỹ trong nhiều năm.
Theo tác giả của báo cáo, Catherine Theohary, cần phải nhấn mạnh rawngfn các thỏa thuận vũ khí Mỹ có một phạm vi rộng lớn, bao gồm đạn dược, thiết bị dự phòng, dịch vụ hỗ trợ và đào tạo, theo đó đóng góp đáng kể vào giá trị thỏa thuận.
Mỹ đã bán một loạt tên lửa Patriot PAC-3 cho Ả Rập Saudi. Trong khi đó, Qatar mua các tên lửa Javelin, PAC-3, và trực thăng Apache của Mỹ.
Đối với Nga, các thỏa thuận chính với Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Việt Nam, Miến Điện và Indonesia đã đóng góp nhiều vào giá trị các đơn hàng chung. Đặc biệt, máy bay và tên lửa Nga rất hút khách, loại trừ các hệ thống hải quân Nga.
End of content
Không có tin nào tiếp theo