Quốc tế

Mỹ và Tổng thống Trump khiến Nga vỡ mộng

Theo TASS ngày 29/12, người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, quan hệ giữa Mỹ và Nga là một trong những vấn đề đáng thất vọng trong năm.

Chia sẻ với giới truyền thông, người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh:

"Quan hệ Nga-Mỹ và cách mà Washington chọn khi đối xử với chúng tôi chỉ gây ra sự thất vọng. Chúng tôi đã nhiều lần đưa ra quan điểm của mình về tình trạng kích động chống lại Nga đã nảy nở và duy trì tại Mỹ.

Chúng tôi vẫn không hiểu tất cả các cuộc điều tra đang diễn ra tại Washington. Điều này, dĩ nhiên là một vấn đề nội bộ của Mỹ, nhưng trong trường hợp này, nó gây tổn hại tới quan hệ song phương, thì chúng tôi rất lấy làm tiếc".

Quan hệ giữa Mỹ và Nga là một trong những vấn đề đáng thất vọng trong năm.

Ông Peskov nhắc lại rằng, Tổng thống Nga Vladimir Putin luôn khẳng định Moscow sẵn sàng xây dựng mối quan hệ cùng có lợi, dựa trên cơ sở tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau, với tất cả các nước, bao gồm các nước châu Âu và Mỹ.

Tuy nhiên, ông Peskov cũng nhấn mạnh: "Muốn nhảy tango thì phải nhảy cùng nhau".

Những bình luận trên của người phát ngôn điện Kremlin được đưa ra một ngày, sau khi Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson nói rằng, Washington và Moscow đang "có mối quan hệ tồi tệ".

Rõ ràng Moscow đã kỳ vọng vào sự thay đổi của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump rất nhiều. Ngay từ khi ông Trump đắc cử cùng với những gì ông nói về nước Nga về Tổng thống Putin trước đó đã khiến nhiều người nghĩ rằng, quan hệ Nga - Mỹ sẽ sang một trang mới, sáng sủa và tốt đẹp hơn.

Thế nhưng sau một năm cầm quyền, những gì ông Trump mang lại chỉ khiến Nga cảm thấy bị tổn thương sâu sắc. Có thể kể đến hàng loạt sự kiện gây chấn động.

 

Phát súng đầu tiên mà Mỹ dành cho Nga là sự kiện Hải quân nước này phóng 59 quả tên lửa hành trình vào căn cứ không quân Syria tại tỉnh Idlib với lý do, chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học. Cuộc tấn công này được phát động khi mà Washington không hề có bằng chứng về về Damacus sử dụng vũ khí hóa học.

Sự kiện này ngay lập tức đẩy Nga và Mỹ vào thế đối đầu tại Syria. Nga liên tục phủ quyết kết quả điều tra của LHQ về việc chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học, đồng thời liên tục yêu cầu Mỹ phải rời khỏi Syria.

Sau khi giải phóng thành phố Deir Ezzor, Nga lập tức hỗ trợ quân chính phủ Syria vượt sông Euphrates. Trước sức tấn công như vũ bão của quân đội Syria, Mỹ và SDF đứng ngồi không yên.

Lâm vào thế khó, Mỹ lập tức chơi bài ngửa. Trong vòng chưa đầy một tháng, Mỹ-SDF đã chiếm gần hết bờ đông Euphrates từ tay IS mà không tốn một viên đạn. Điều này khiến truyền thông thế giới nghi ngờ về việc Mỹ đi đêm với IS. Bản thân Nga cũng nhiều lần lên tiếng về việc này.
Không dừng lại ở đó, Mỹ và SDF còn nhiều lần tấn công vào quân đội Syria hòng ngăn chặn bước tiến của lực lượng này tại Deir Ezzor và thậm chí là cả nam Syria.

Để hạ nhiệt tình hình, Mỹ tuyên bố ngưng hỗ trợ FSA, đồng thời bày tỏ nguyện vọng rút quân khỏi căn cứ quân sự al-Tanf. Tuy nhiên, những gì mà Washington làm thì hoàn toàn ngược lại.

 

Căn cứ al-Tanf vẫn còn đó, thậm chí nó trở thành nơi đào tạo khủng bố và phiến quân nhằm mục đích lật đổ chính quyền Tổng thống Assad, khiến tình hình tại Syria trở nên hỗn loạn.

Bất chấp chính phủ Syria yêu cầu rời khỏi đất nước của họ, Mỹ và liên quân vẫn tiếp tục ở lại, thậm chí Washington còn gửi thêm quân và viện trợ tới Syria để hỗ trợ phe đối lập và cả khủng bố, lặp lại khẩu hiệu ''Assad Must Go''.

Rõ ràng, Mỹ không hề có chút thiện chí trong việc giải thoát Syria khỏi nạn khủng bố như những gì họ đã tuyên bố trước đó. Điều này khiến Moscow càng thêm thất vọng. Có lẽ, tương lai nồng ấm giữa Nga và Mỹ sẽ phải tạm gác lại, chờ đợi vị Tổng thống tiếp theo của nước Mỹ.

Nên đọc
Theo Đất Việt
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo