Quốc tế

Mỹ xem xét triển khai vũ khí hạt nhân tại châu Á-Thái Bình Dương

(DNVN) - Mỹ đang xem xét phương án tái triển khai tên lửa hành trình mang đầu hạt nhân phóng từ tàu ngầm, nhằm tăng cường năng lực tác chiến hạt nhân tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Ngày 15/11, Quốc hội Mỹ đã đạt được nhất trí cuối cùng về việc thông qua Đạo luật Ủy nhiệm Quốc phòng (NDAA) năm 2018, với nội dung nâng cao khả năng răn đe mở rộng và bảo đảm của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm cả phương án tái triển khai tên lửa hành trình mang đầu hạt nhân phóng từ tàu ngầm, nhằm tăng cường năng lực tác chiến hạt nhân tại khu vực này.

Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ

Đạo luật trên yêu cầu Chính phủ Mỹ tăng cường phòng thủ tên lửa tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tăng cường triển khai các vũ khí quân sự quan trọng của Washington, trong đó có các vũ khí tấn công tầm trung và tầm xa.

Ngoài ra, đạo luật cũng yêu cầu Chính phủ Mỹ tăng cường hợp tác, diễn tập quân sự với các nước đồng minh, đẩy cao năng lực phòng thủ tổng hợp, lập kế hoạch bố trí và huấn luyện các vũ khí thông thường và cả những vũ khí chiến lược tối tân có thể lắp đặt hạt nhân.

Bên cạnh đó, đạo luật này còn trao cho Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ quyền hạn hủy bỏ hoặc cấm các hợp đồng cung ứng hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp Trung Quốc hỗ trợ các hoạt động trái phép của Triều Tiên.

Đạo luật còn yêu cầu Tổng thống Donald Trump phải trình báo cáo chiến lược lên Quốc hội trong vòng 90 ngày kể từ sau khi đạo luật có hiệu lực. Báo cáo này phải bao gồm các nội dung là đánh giá về mối uy hiếp Triều Tiên, xem xét tẩy chay liên đới với các doanh nghiệp, cá nhân vi phạm lệnh cấm vận của Liên hợp quốc và Mỹ.

Mặt khác, đạo luật trên còn có nội dung tăng ngân sách quốc phòng của Mỹ từ 619 tỷ USD trong năm nay lên 700 tỷ USD vào năm sau (tăng 13,1%). 

 

Nên đọc
Trung Hiếu (theo KBS World)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo