Thị trường

Năm 2015, thương mại hai chiều Việt Nam - Mỹ Latinh tiếp tục tăng mạnh

(DNVN) - Thông tin từ Vụ Thị trường châu Mỹ, trong năm 2015, tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và 33 nước Mỹ Latinh đạt 11,3 tỷ USD, tăng 18,1%.

Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ Latinh đạt 5,65 tỷ USD, tăng 19,9% so với năm 2014. Ở chiều ngược lại, nhập khẩu của ta từ thị trường Mỹ Latinh đạt 5,63 tỷ USD, tăng 16,2%. 

Theo Vụ Thị trường châu Mỹ, trong bối cảnh xuất khẩu của ta sang các thị trường gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng kim ngạch thương mại song phương với khu vực Mỹ Latinh là một điểm sáng, đặc biệt là việc đạt thặng dư thương mại sau nhiều năm chủ yếu nhập siêu từ khu vực này.

Nguồn: Tổng cục Hải quan.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang khu vực Mỹ Latinh gồm các sản phẩm giày dép; thủy sản; gạo; sản phẩm dệt may; cà phê; cao su; sản phẩm nhựa; thiết bị và linh kiện điện tử, tin học; máy móc thiết bị, phụ tùng cơ khí; sắt thép và sản phẩm từ sắt thép; đồ gỗ nội thất; gốm sứ…

Việt Nam chủ yếu nhập khẩu từ khu vực Mỹ Latinh nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất trong nước như nguyên phụ liệu dệt may, da, giầy, phế liệu sắt thép, chất dẻo nguyên liệu, thức ăn gia súc và nguyên liệu, đậu tương, bông các loại. Một số sản phẩm nhập khẩu khác như sữa và các sản phẩm từ sữa, gỗ và sản phẩm gỗ, dược phẩm, máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng...

Các thị trường trọng điểm của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh đều có tốc độ tăng trưởng kim ngạch thương mại khá cao, trong đó có ba thị trường có quy mô trao đổi thương mại đạt trên 1 tỷ USD là Brasil, Mexico và Argentina. Giá trị trao đổi thương mại song phương giữa Việt Nam với 10 thị trường trọng điểm đạt 10,6 tỷ USD, chiếm tới 94% tổng kim ngạch song phương của ta với toàn khu vực.

Bên cạnh 10 thị trường trọng điểm nói trên, trao đổi thương mại song phương với 23 nước còn lại trong khu vực cũng tăng dần nhưng quy mô còn nhỏ, chỉ chiếm 6%ổng kim ngạch Việt Nam-Mỹ Latinh. Vì vậy công tác xúc tiến thương mại trong năm 2016sang khu vực cần được đẩy mạnh hơn nữa để cân bằng cán cân thương mại và hướng tới sự phát triển thị trường đồng đều trong những năm tới.

Nên đọc



Văn Hải
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo