Phân tích

Năm 2016, đơn giản hóa tối thiểu 20% số thủ tục hành chính thuế

(DNVN) - Tại văn bản gửi Văn phòng Chính phủ mới đây, Bộ Tài chính cho biết trong năm 2016 ngành này sẽ thực hiện rà soát giảm tối thiểu 10% số thủ tục hành chính (TTHC) thuế, đơn giản hóa tối thiểu 20% số TTHC thuế; sửa đổi, bổ sung 100% quy trình liên quan đến kê khai, nộp thuế của người nộp thuế.

Bộ Tài chính vừa có công văn số 19723/BTC-TCT gửi Văn phòng Chính phủ để báo cáo kết quả việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính thuế, hải quan năm 2015 và nhiệm vụ năm 2016.

Theo đó, Bộ Tài chính cho biết, đã chỉ đạo Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan ban hành Chương trình hành động về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường quản lý thuế và đảm bảo kỷ luật, kỷ cương nội ngành, đồng hành cùng doanh nghiệp. Các chương trình hành động đã được triển khai đồng bộ, mạnh mẽ, tạo ra đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng và ý nghĩa trong toàn hệ thống có quan thuế các cấp từ trung ương đến cơ sở. Đồng thời, có văn bản chỉ đạo cơ quan thuế, hải quan các cấp về tăng cường chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật nội ngành, tạo thuận lợi cho người nộp thuế và yêu cầu quán triệt các nội dung chỉ đạo đến từng cán bộ công chức, viên chức thuế trong toàn hệ thống thuế để triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời.

Cắt giảm thêm 50 giờ nộp thuế

 Kết quả đầu tiên là đã rà soát, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về thuế để cắt giảm TTHC, giảm số giờ tuân thủ về thuế cho người dân và doanh nghiệp. Trong đó, đã ban hành Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 hướng dẫn thi hành Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 hướng dẫn một Luật sửa nhiều Luật nội dung về thuế GTGT, hóa đơn, thuế tài nguyên và quản lý thuế. Việc sửa đổi này đã giảm thêm được 10 giờ nữa liên quan đến nội đung đơn giản hoá thủ tục hoá đơn về kê khai, khấu trừ thuế GTGT của doanh nghiệp. Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngàỵ 22/6/2015 hướng dẫn thi hành Nghị định số 12/2015/NĐ-CP, sửa đổi và bãi bỏ nhiều thủ tục kê khai thuế TNDN giúp giảm trên 30 giờ cho người nộp thuế.

Ảnh minh họa.

Cùng vởi việc sửa đổi cơ chế, chính sách, trong năm 2015 cơ quan Thuế đã và đang triển khai ứng dụng CNTT quản lý thuế tập trung (TMS) cho các Cục Thuế; đồng thời mở rộng áp dụng nộp thuế điện tử trên phạm vi cả nước, giải pháp này sẽ giảm được trên 10 giờ nộp thuế cho doanh nghiệp.

Như vậy, với các giải pháp đã triển khai thực hiện nêu trên, số giờ nộp thuế giảm tiếp được khoảng trên 50 giờ (năm 2014 đã giảm được 370 giờ); do đó, sẽ đạt và vượt được mục tiêu mà Nghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ đã đặt ra về việc giảm số giờ nộp thuế đối với người nộp thuế xuống dưới 121,5 giờ trong năm 2015.

99,56% doanh nghiệp làm thủ tục qua VNACCS/VCIS

 Tổng cục Hải quan tiếp tục triển khai Hệ thống VNACCS/VCIS, theo đó đã có 100% các quy trình thủ tục hải quan cơ bản đã được tự động hóa trên phạm vi toàn quổc với 100% Cục Hải quan và 100% Chi cục; chiếm 99,56% doanh nghiệp tham gia thực hiện thủ tục hải quan qua VNACCS/VCIS. Kim ngạch XNK đạt 285,6 tỷ USD; tổng số tờ khai xuất nhập khẩu đạt 7,21 triệu tờ. Như vậy, sau hơn 1 năm triển khai trên phạm vi toàn quốc, Hệ thống VNACCS/VCIS đã chứng tỏ tính ưu việt, mang lại hiệu quả rõ rệt và lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và công tác quản lý nhà nước về hải quan; rút ngắn thời gian làm thủ tục hải quan, giảm thiểu giấy tờ trong bộ hồ sơ làm thủ tục hải quan nhờ việc sử dụng chữ ký số, tiết kiệm chi phí...

Cơ quan Hải quan cũng thực hiện triển khai và tăng cường hiệu quả trong việc áp dụng quản lý rủi ro đối với hoạt động nghiệp vụ trước, trong và sau thông quan. Tính đến ngày 30/11/2015 đã tiến hành lựa chọn soi chiếu trước và sau thông quan đối với 668 container hàng hoá XNK đường biển, 332 palllet hàng hoá XNK đường không, trong đó phát hiện 9 container vi phạm tại TP Hồ Chí Minh; đã thu thập, cập nhật thông tin đối với 12.309 hồ sơ doanh nghiệp; tổ chức đánh giá tuân thủ và xếp hạng rủi ro đối với 86.908 doanh nghiệp hoạt động XNK; đánh giá, phân loại và chuyển giao danh sách 3.520 doanh nghiệp FDI kiểm tra sau thông quan để thẩm định đánh giá tuân thủ giai đoạn 2015-2016.

 

Đối với hoạt động nghiệp vụ trong thông quan, đã thực hiện phân luồng, quyết định kiểm tra đối với 7.171.770 tờ khai, trong đó tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa từng bước được giảm thiểu đáp ứng yêu cầu cải cách, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Đối vói hoạt động nghiệp vụ sau thông quan, thực hiện xây dựng kết nối giữa hệ thống Quản lý rủi ro (RM) và STQ01, trong đó tự động cập nhật trực tiếp vào hệ thống (RM) kết quả kiểm tra sau thông quan trên hệ thống STQ01 phục vụ việc đánh giá tuân thủ của doanh nghiệp cũng như nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động của doanh nghiệp; cung cấp thông tin rủi ro, đề nghị kiểm tra sau thông quan đối với 43 doanh nghiệp, 703 tờ khai hàng hóa XNK.

Tính đến tháng 11/2015, Cơ chế một cửa quốc gia đã kết nối chính thức với 9 Bộ. Ngoài thủ tục thông quan hàng hóa (Bộ Tài chính), 21 thủ tục hành chính của 8 Bộ còn lại đã được thực hiện thông qua Cơ chế một cửa quốc gia, gồm: Bộ Công Thương (3 thủ tục), Bộ Giao thông vận tải (8 thủ tục), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (4 thủ tục), Bộ Tài nguyên và Môi trường (1 thủ tục), Bộ Y tế (2 thủ tục), Bộ Khoa học và Công nghệ (1 thủ tục), Bộ Thông tin và Truyền thông (1 thủ tực), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (1 thủ tục). Tổng cục Hải quan sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để triển khai mở rộng thêm các thủ tục hành chính mà các Bộ đăng ký. Tổng số hồ sơ xử lý qua Cơ chế một cửa quốc gia là 20.591 (tính từ 1/1/2015 đến 15/11/2015).

Từ 17/8/2015 đến giữa tháng 9/2015, trong khuôn khổ Dự án thí điểm Cơ chế một cửa ASEAN, Việt Nam đã lần lượt thực hiện thành công kết nối kỹ thuật và trao đổi Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa điện tử theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (C/O mẫu D) giữa Cơ chế một cửa quốc gia Việt Nam với Cơ chế một cửa quốc gia của các nước thành viên. Từ ngày 26/10/2015, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia bắt đầu thực hiện giai đoạn 2 kết nối thử nghiệm để trao đổi C/O mẫu D, dự kiến kết thúc vào cuối 2015 để chuyển sang giai đoạn kết nối chính thức Cơ chế một cửa ASEAN.

Tổng cục Hải quan đã chủ trì phối hợp với các cơ quan thuộc Bộ Y tế, Bộ Khoa học công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,... triển khai địa điểm kiểm tra chuyên ngành đầu tiên trên cả nước tại khu vực Hải Phòng, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Lạng Sơn, Quảng Ninh. Đây là giải pháp quan trọng để cải cách, đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo chỉ đạo của Thủ tướng. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong thực hiện eông tác kiểm tra chuyên ngành, rõ nhất là thời gian chuyển đăng ký gốc giảm từ 2 ngày xuống còn 1 ngày; thời gian lấy mẫu và nhận kết quả kiểm tra từ cơ quan quản lý chuyên ngành giảm từ 10 đến 15 ngày xuống còn 7 hoặc 10 ngày...

 

Giảm tối thiểu thêm 10% thủ tục hành chính thuế năm 2016

Nhiệm vụ trọng tâm năm 2016, Bộ Tài chính cho biết sẽ tập trung vào 3 nhóm chỉ tiêu mới là kiểm tra trước hoàn thuế; thực hiện quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra thuế; thời hạn và kết quả xử lý những khiếu nại về thuế. Trong khi đó, nhiệm vụ đặt ra trong Nghị quyết số 36a/NQ-CP là tổ chức triển khai thực hiện hóa đơn điện tử trên phạm vi toàn quốc; trong đó cơ quan thuế hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện hóa đơn điện tử có xác thực của cơ quan thuế; tiếp tục triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn thuế điện tử và phối họp với các cơ quan liên quan để triến khai dịch vụ nộp thuế đất đai, lệ phí trước bạ, hộ cá nhân qua mạng; nâng cao hiệu quả hệ thống Hải quan điện tử, thực hiện cơ chế một cửa quốc gia và kết nối cơ chế một cửa ASEAN.

Với những yêu cầu đó, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai nộp thuế điện tử, phấn đấu tiến tới đạt 90% về cả 3 chỉ tiêu; triển khai thực hiện quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra, thực hiện hoàn thuế điện tử, giám sát chặt chẽ tình hình hoàn thuế, hỗ trợ, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc, khiếu nại của doanh nghiệp; triển khai áp dụng quản lý rủi ro đầy đủ, hiệu quả trong các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan theo các quy định của Luật Hải quan.

Tổng cục Hải quan sẽ duy trì vận hành Hệ thống VNACCS/VCIS và các hệ thống CNTT phục vụ thực hiện thủ tục hải quan điện tử, thanh toán điện tử, các thủ tục hành chính trên Cơ chế một cửa quốc gia ổn định, an toàn 24/7; nâng cao chất lượng, hiệu quả của các hệ thống CNTT trong lĩnh vực thông quan, quản lý thu thuế, quản lý rủi ro, kiểm tra sau thông quan, điều tra chống buôn lậu; thực hiện tốt Quyết định số 2026/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hang hóa xuất khẩu, nhập khẩu...

Cũng trong năm 2016, Bộ Tài chính cho biết sẽ thực hiện rà soát giảm tối thiểu 10% số TTHC thuế, đơn giản hóa tối thiểu 20% số TTHC thuế; sửa đổi, bổ sung 100% quy trình liên quan đến kê khai, nộp thuế của người nộp thuế.

 

Công khai, minh bạch pháp luật thuế, hải quan và kết quả hoạt động thuế, hải quan: hoàn thiện hệ thống chỉ số đánh giá hoạt động thuế, hải quan, xây dựng, thực hiện chỉ số đánh giá thời gian trung bình giải phóng hàng, chỉ số về sự hài lòng của khách hàng đối với hoạt động thuế, hải quan; tổ chức định kỳ hoạt động đối thoại giữa thuế, hải quan - DN; tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật được thực hiện thường xuyên, kịp thời.

Ngoài ra, Bộ Tài chính cho biết sẽ tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống vị trí việc làm, xác định biên chế và xây dựng khung năng lực theo vị trí việc làm của hai ngành Thuế, Hải quan. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực thuế, hải quan với số lượng phù hợp, chất lượng cao, chuyên nghiệp, chuyên sâu, hoạt động minh bạch, hiệu quả; tương thích, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, hiện đại hóa nghiệp vụ hải quan.

Nên đọc
VĂN HUY
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo