Năm 2025 kinh tế Việt Nam sẽ đứng ở vị trí bao nhiêu?
Trước đó, ngày 5/10, Việt Nam là 1 trong 12 quốc gia tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và việc này đã mở cửa cho những vấn đề quan trọng như thị trường, sở hữu trí tuệ, các quy định về lao động, doanh nghiệp nhà nước...
Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam xuất khẩu các mặt hàng với mức thuế bằng không tới thị trường rộng lớn gồm các quốc gia trong khối hiện chiếm tới 2/5 thương mại toàn cầu.
Theo dự báo của Viện kinh tế quốc tế Peterson, Việt Nam sẽ là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất từ TPP và Mỹ nên trợ giúp Việt Nam thu hút hơn nữa các nguồn đầu tư cho công nghệ cao như trường hợp của Công ty Intel. Khi TPP có hiệu lực, nhiều khả năng Việt Nam sẽ chứng kiến sự bùng nổ xuất khẩu về các sản phẩm may mặc và giày dép.
Hiện Việt Nam đang hoàn thiện các quy định về thuế và đầu tư, cải thiện cơ sở hạ tầng, theo đuổi các thỏa thuận thương mại khác để tạo lợi thế thu hút đầu tư.
Vào năm 2014 thì tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt mức 6%. Kể từ khi Việt Nam mở cửa thị trường cho đầu tư nước ngoài, tỉ lệ tăng trưởng luôn đạt mức từ 5-10% mỗi năm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 18/11: Vàng miếng, vàng nhẫn tăng mạnh
Giá ngoại tệ ngày 18/11/2024: USD lên sát ngưỡng 107 điểm
Xuất khẩu cá tra tăng mạnh, kỳ vọng vượt mốc 2 tỷ USD
Giá heo hơi ngày 18/11/2024: Ổn định trên toàn quốc
Giá nông sản ngày 18/11/2024: Cà phê duy trì mức cao, hồ tiêu đi ngang
AppotaPay là đối tác thanh toán chính thức tại Thủ Đức Innovation Fest 2024