Thị trường

Năm khôi phục niềm tin

Cần khẳng định năm 2012 là năm đặc biệt, theo nghĩa đây là năm nền kinh tế lâm vào tình thế khó khăn nghiêm trọng.

Đây cũng là năm nền kinh tế phải tạo bước ngoặt để xoay chuyển tình hình, không để lạm phát quay trở lại, từ đó khôi phục lòng tin, hạ thấp mức lạm phát đến mức giúp các doanh nghiệp không lún sâu hơn vào tình thế bi kịch.

Năm nay còn một điểm nhấn đặc biệt khác là Việt Nam tiến hành tái cấu trúc nền kinh tế với các hành động thực tế mang tính chiến lược để thay đổi mô hình tăng trưởng. Nhưng để quá trình tái cơ cấu có thể diễn ra, cần ổn định nền kinh tế để tái lập lòng tin thị trường, lòng tin xã hội. Tuy nhiên, việc thực hiện các nhiệm vụ - mục tiêu đó, trong điều kiện nguồn lực hạn chế và dư địa cho hành động chính sách của Chính phủ bị “thu hẹp”, rõ ràng là rất khó khăn.

 

Cần nhận thức rõ bối cảnh chung của kinh tế Việt Nam 2012 là khó khăn hơn nhiều so với năm 2011. Nên cần thực hiện các giải pháp mạnh để xoay chuyển tình hình và chấp nhận trả giá để hạ nhanh lạm phát, tái lập ổn định vĩ mô vững chắc, khôi phục lòng tin và phục hồi các cơ sở tăng trưởng.

 

Vì thế không nên quá chú trọng tốc độ tăng trưởng GDP, có thể chỉ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 3-4%, cùng lắm là 5%; cần kiên quyết giảm thu ngân sách xuống 22-23% GDP, trên cơ sở đó thực sự giảm chi ngân sách, giảm đầu tư công, kéo mức thâm hụt ngân sách xuống 4% GDP.

 

Ngoài ra, Chính phủ phải thực hiện thêm nhiều biện pháp như cải cách hệ thống lương trong khu vực nhà nước, coi đây là phương cách quyết định để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước và là cách để khôi phục lòng tin của dân. Cải cách hệ thống ngân sách theo nguyên lý kinh tế thị trường.

 

Theo TPO

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo