Nặng áp lực đội vốn đầu tư
"Chưa đúng thời điểm", nhất là trong bối cảnh thu - chi ngân sách cả nước năm 2013 còn phải giải quyết nhiều vấn đề.
Được biết, đây mới là số liệu tạm tính từ 5 bộ, 38 tỉnh, thành phố, 7 tập đoàn kinh tế, tổng công ty và một số đơn vị sự nghiệp khác. Nếu tổng hợp đủ các hộ sử dụng vốn ngân sách chưa nộp báo cáo, trong đó có Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, thì số vốn đầu tư xây dựng cơ bản bị đội lên chắc chắn sẽ lớn hơn nhiều.
Có hai nguyên nhân chính dẫn tới “đường bao” vốn của các dự án bị “vỡ”. Thứ nhất, do chủ đầu tư tính chưa đúng, chưa đủ chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá theo độ dài thời gian thực hiện dự án. Thứ hai, do chi phí đền bù giải phóng mặt bằng tăng theo Nghị định số 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ, dẫn đến vượt tổng mức đầu tư.
Cần phải nói thêm rằng, ngay cả khi Nhà nước tiến hành bổ sung khoản vốn khổng lồ này để có thể hoàn thành các dự án hiện đang tồn tại dưới hai dạng: đầu tư dang dở hoặc đã hoàn thành, nhưng chưa thể thanh toán dứt điểm công nợ cho nhà thầu, thì các chủ đầu tư đang nợ người đóng thuế ba nhóm câu hỏi lớn.
Một là, bên cạnh yếu tố bất khả kháng do phát sinh từ việc thay đổi chính sách về giải phóng mặt bằng, vì sao việc tính đúng, tính đủ chi phí xây dựng công trình đối với các chủ đầu tư lại khó khăn đến vậy dù cách đây vài năm, chính cơ quan quản lý đã “mở khóa” cho phép tính cả yếu tố lạm phát khi xây dựng dự phòng trượt giá? Có hay không câu chuyện cố “bóp” tổng mức đầu tư dưới chi phí thực để được cơ quan quyết định đầu tư, thông qua sau đó lại tiến hành điều chỉnh chi phí trong bước thực hiện dự án?
Hai là, vì sao các chủ đầu tư liên tục bất lực trong việc kiểm soát tiến độ dự án? Hiệu quả đầu tư các dự án có đảm bảo sau khi tiến hành điều chỉnh tổng mức đầu tư với số vốn bị đội gần gấp đôi số vốn được phê duyệt?
Ba là, đề xuất của Bộ Xây dựng giao các bộ, ngành, địa phương tự cân đối, điều chuyển trong nội bộ các nguồn vốn để đáp ứng yêu cầu việc điều chỉnh tổng mức đầu tư sau khi được Chính phủ cho phép, bảo đảm hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình liệu có tính khả thi, nhất là khi năm 2013 và các năm tiếp theo, dự báo nguồn vốn đầu tư dành cho xây dựng cơ bản ngày một giảm?
Việc cân đối vài trăm tỷ đồng cho một dự án đầu tư bức thiết hiện là cả một bài toán khó đối với Bộ Giao thông Vận tải – ngành từng “quen” giải ngân mỗi năm hàng chục ngàn tỷ đồng.
Đây là những vấn đề lớn, cần sớm có câu trả lời, để vừa giữ nghiêm kỷ luật đầu tư công, vừa đảm bảo hiệu quả đầu tư cho các dự án xây dựng cơ bản, từ lâu đã tồn lại hai “căn bệnh” dai dẳng: chậm tiến độ và đội vốn đầu tư.
Việt Huế (Theo Báo Đầu tư)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 21/11: Tăng liên tục ba phiên, chạm đỉnh một tuần
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD tăng mạnh, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Biến động trái chiều tại miền Trung và miền Nam