Phân tích

Nâng tầm thương hiệu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

(DNVN) - Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải nâng cao tầm thương hiệu trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Ông Trần Việt Thanh- Cục trưởng cục sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học& Công nghệ) cho biết: Đáng tiếc hiện nay vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa chú ý đến việc bảo hộ quyền sở hữũ công nghiệp, nhãn hiệu, thương hiện hoặc không thực hiện vì cho rằng chi phí bảo hộ nhãn nhiệu hàng hóa tốn kém, chưa cần thiết. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc một số thương hiệu Việt Nam bị tước đoạt tại thị trường nước ngoài.

Mặt khác, tình trạng xâm phạm bản quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tiếp tục diễn biến phức tạp. Nhiều vụ sản xuất, buôn bán nhập khẩu hàng nhái, hàng giả, sao chép nhãn hiệu, logo cố tình gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng đã bị phát hiện và xử lý, nhưng tệ nạn này vẫn tồn tại, phát triển.

Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đặt ra yêu cầu rất cao là dỡ bỏ toàn bộ thuế nhập khẩu ngay khi TPP có hiệu lực, trừ nhóm các mặt hàng có lộ trình 3-5 năm hoặc 10 năm.

Cà phê Việt Nam xuất khẩu đứng nhất, nhì thế giới nhưng giá trị mang lại còn rất thấp do vấn đề thương hiệu.

Các Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA) và TPP cũng đặt các doanh nghiệp Việt Nam vào tình huống đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Thực tế, Việt Nam là nước yếu nhất về khoa học và công nghệ trong số các nước tham gia Hiệp định TPP. Ông Thanh nhấn mạnh.

Chúng ta đang ở trình độ phát triển thấp so với 28 nền kinh tế của EU với thu nhập trung bình ít nhất 24.000USD/năm. Các nươc dẫn đầu TPP là Hoa Kỳ, Nhật Bản có GDP khoảng 60.000USD, trong khi Việt Nam chỉ đạt khoảng 2.000USD/năm.

Do vậy khi hàng rào thuế quan được dỡ bỏ theo cam kết của các hiệp định thì lúc đó sự cạnh tranh về chất lượng và giá cả, mà thực chất là sự cạnh tranh về trình độ công nghệ giữa sản phẩm hàng hóa Việt Nam và các nước sẽ rất gay gắt.

Nếu doanh nghiệp Việt Nam không khẩn trương đẩy mạnh đầu tư trang thiết bị, đổi mới công nghệ, xây dựng hệ thống quản lý tiên tiến, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cũng như thực hiện các cam kết về môi trường làm nền tảng cho nâng cao năng suất chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, phát triển thương hiệu thì khi EVFTA và TPP có hiệu lực, doanh nghiệp Việt Nam sẽ thua ngay trên sân nhà chưa nói đến cạnh tranh trên thị trường ngoài nước. Ông Thanh cho biết thêm.

Theo đánh giá của bà Victoria Kwakwa- Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, hội nhập sẽ là nền tảng để Việt Nam phát triển mạnh hơn trong thời gian tới, góp phần đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, các nhà sản xuất, doanh nghiệp Việt Nam cần được hỗ trợ cung cấp thông tin khi hợp tác và phải hướng vào những thế mạnh của mình.

 

Hiện nay, thua thiệt trong sản xuất nông sản chủ lực của Việt Nam có vấn đề thương hiệu. Tuy gạo, hồ tiêu, cà phê và một số nông sản khác Việt Nam xuất khẩu đứng nhất, nhì thế giới nhưng giá trị mang lại còn rất thấp.

Từ nền kinh tế nông nghiệp phát triển theo chiều rộng chuyển sang phát triển theo chiều sâu, chú trọng giá trị và chất lượng đang là một thách thức lớn. Tuy nhiên, lời giải đã có từ thực tiễn. Những thành công của các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long và một số địa phương trong việc xây dựng cánh đồng mẫu lớn là một giải pháp tốt để xây dựng thương hiệu cho gạo Việt Nam.

Xây dựng cánh đồng mẫu lớn sẽ liên kết doanh nghiệp với nông dân tạo điều kiện để cơ giới hóa cũng như áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo nên vùng nguyên liệu ổn định, đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng của các nước nhập khẩu.

Nhà nước cần khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu cho nông sản, vì doanh nghiệp muốn xây dựng thương hiệu thành công thì tất yếu họ phải đầu tư về vùng nguyên liệu, giống, phân bón, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học vào sản xuất, thu hoạch và chế biến.

Không chỉ có gạo, mà các nông sản khác cũng lên phát triển theo hướng xây dựng thương hiệu nông sản gắn với chất lượng và giá cạnh tranh, đặc biệt là tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, từ đó mới chiếm lĩnh được thị trường. Các đặc sản của các vùng miền như xoài cát Hòa Lộc, sầu riêng Cái Mơn, bưởi da xanh, vải thiều Thanh Hà, nhãn lồng Hưng Yên, đào Sa Pa, cam Cao Phong- Hòa Bình…cần được phát triển nâng tầm thương hiệu để vươn ra thị trường thế giới.

 

Theo ông Jean- Jacques Bouflet, Trưởng bộ phận Thương mại và Kinh tế, phái đoàn Liên minh Châu Âu (EU) trong chuyến thăm Việt Nam vừa qua đã nêu rõ về lộ trình cắt giảm thuế quan và những tác động của EVFTA tới kinh tế hai khu vực: “Xét tổng thể, phần miễn giảm của EU dành cho Việt Nam rất lớn, sau một thời gian ngắn, trên 90% các dòng thuế mà EU áp dụng với hàng Việt Nam sẽ xuống 0%. Việt Nam có dư thời gian để chuẩn bị mở của thị trường. Bây giờ, là lúc Việt Nam phải nâng cao tầm nhãn hiệu, thương hiệu, tính tới xuất khẩu các mặt hàng có giá trị cao hơn để thu lợi nhuận cao. Thực tế, những hàng rào quy định kỹ thuật mà các công ty Châu Âu cũng phải tuân thủ được thế giới công nhận và dựa trên tiêu chí minh bạch, khoa học có sự bình đẳng giữa hai bên.

Tuy nhiên hàng rào kỹ thuật phi thuế quan này trong FTA cũng được điều chỉnh để doanh nghiệp Việt Nam có thể thích nghi dần và nếu vượt qua thử thách này, hàng hóa Việt Nam sẽ được ưa chuộng ở thị trường 560 triệu dân với mức thu nhập trung bình ít nhất là 24.000USD/năm. Để có thể tận dụng tốt những lợi ích từ Hiệp định, doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị sẵn sàng cho các sản phẩm của mình, tham gia ngày càng sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Ông Jean- Jacques Bouflet nhấn mạnh.

Nên đọc
Anh Đức
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo