Nạp gas đúng lúc cho điều hòa tránh tăng hóa đơn tiền điện
Trong quá trình sử dụng điều hòa nhiệt độ, một trong những điều quan trọng nhất là để ý lượng gas và thay thế khi hết. Gas của điều hòa là một trong những môi chất được bơm vào máy nén trong cục nóng (đặt ngoài trời, phân biệt với cục lạnh đặt trong nhà), có tác dụng làm lạnh. Việc hết gas cũng đồng nghĩa với khả năng làm lạnh của điều hòa giảm hoặc không thể làm lạnh.
Hết gas trên điều hòa làm tốn điện. Khi việc làm lạnh bị giảm xuống, bạn phải điều khiển hạ nhiệt độ thấp hơn so với bình thường, từ đó làm cho điều hòa chạy nhiều hơn gây tốn năng lượng hơn. Không những thế, việc không đủ lạnh hoặc không lạnh cũng khiến độ bền điều hòa giảm, thậm chí gây hư hỏng thiết bị.
Do đó, sau một thời gian sử dụng, người dùng nên để ý gas của điều hòa. Theo Air-Conservice, việc nhận biết khi nào nên nạp gas cũng không quá khó, cách dễ nhất là thông qua khả năng làm lạnh: Khi máy lạnh bật lên, nếu hơi lạnh không tỏa ra hoặc tỏa ra yếu hơn so với bình thường thì nên bơm thêm gas.
Bên cạnh đó, khi hết gas cục nóng không thổi ra hơi nóng hoặc cục lạnh bên trong nhà có hiện tượng bị đông tuyết. Với những dòng điều hòa hiện đại có thêm tính năng theo dõi thông số gas trên điều khiển, người dùng có thể căn cứ vào chỉ số hiển thị để biết khi nào nên thay gas.
Theo Linde-gas, hiện có khá nhiều loại gas phổ biến cho điều hòa nhiệt độ và tủ lạnh như R22, R410A, R32, R134A, R290 và R600A. Tuy nhiên, điều hòa tại Việt Nam chỉ sử dụng ba loại phổ biến nhất, là R22, R410A, R32. Mỗi loại gas đều có ưu điểm và khuyến điểm riêng, chúng được nhập từ Trung Quốc, Anh, Đức, Ấn Độ... trong đó những loại có xuất xứ từ châu Âu cho chất lượng tốt hơn do được kiểm định kỹ càng.
Cụ thể, R22 là loại gas có giá thành tương đối rẻ, không gây cháy nổ và quy trình nạp cũng không quá phức tạp. Điều hòa sử dụng nó có thể nạp bổ sung mà không cần phải xả hết gas còn tồn đọng. Tuy nhiên, loại gas này có thể gây ngạt thở nếu nồng độ cao và gây hại tầng ozon. Một số quốc gia đã cấm R22 và nó cũng bị giới hạn thời gian sử dụng tới năm 2040.
R410A có thành phần hóa học tương tự R22 nhưng khả năng làm lạnh hơn 1,6 lần, làm lạnh sâu hơn, tiết kiệm điện năng cũng như bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, do đặc tính bay hơi nhanh nên việc nạp gas đòi hỏi thợ tay nghề cao, cũng như gây nguy hiểm đến tính mạng nếu chẳng may gas bị rò rỉ. Ngoài ra, để thay mới, người thợ cần loại bỏ hoàn toàn gas cũ. Các nhược điểm trên khiến việc bảo trì điều hòa dùng R410A khó khăn và chi phí cao hơn.
R32 là loại gas ra đời và đưa vào sử dụng từ 2014, khắc phục hầu hết nhược điểm của hai loại trên: khả năng làm lạnh hơn 1,6 lần so với R410A và hơn 6,1 lần so với R22, làm lạnh sâu và đều, tiết kiệm điện năng, thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, để thay gas cho điều hòa này đòi hỏi thợ lành nghề.
Theo một kỹ thuật viên sửa chữa điện lạnh tại TP.HCM, tùy theo loại điều hòa, người dùng nên tìm hiểu để thay thế gas cho phù hợp. Đối với những ai chuẩn bị mua điều hòa phục vụ cho mùa nóng đang đến gần, nên quan tâm đến thiết bị sử dụng gas R32 hoặc R410A tùy theo túi tiền để có kết quả làm lạnh tốt nhất, tiết kiệm điện cũng như bảo vệ môi trường thay vì R22.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 24/1/2025: Tiếp tục tăng
Giá nông sản ngày 24/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục tăng mạnh
Tỷ giá hôm nay 24/1: Giá ngoại tệ ghi nhận xu hướng trái ngược
TP Hồ Chí Minh: Gần 1.000 sản phẩm OCOP quy tụ tại phiên chợ 'Tết xanh - Quà Việt'
Lợi nhuận trước thuế FPT Retail vượt kế hoạch năm 2024
Thương lái gom hàng hoa phục vụ Tết