Nền kinh tế Nga sẽ lâm nguy vì “chảy máu” ngoại tệ?
Trong khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đang tính tính toán những kế hoạch liên quan tới Ukraine, thì dòng ngoại tệ đang ồ ạt chảy ra khỏi nước Nga.
Ngân hàng Trung ương Nga xác nhận khoảng 64 tỷ USD trong tài sản được sở hữu bởi người dân Nga đã chảy ra nước ngoài chỉ trong 3 tháng đầu năm 2014, xấp xỉ bằng tổng tài sản chảy ra nước ngoài năm ngoái. Theo ước tính, số tiền này chiếm khoảng 12% GDP của Nga.
Tình hình chảy máu ngoại tệ được dự đoán sẽ tiếp tục gia tăng nếu cuộc khủng hoảng ở Ukraine không chấm dứt. Các quan chức của Ngân hàng Thế giới cảnh báo rằng Nga có thể sẽ bị mất thêm 150 tỷ USD nếu cuộc khủng hoảng trở nên sâu sắc hơn. Kể từ năm 2008, gần 500 tỷ USD đã “bốc hơi” khỏi nước Nga.
Trong lúc dòng tiền chảy ra khỏi Nga tăng lên thì những biến động tại Ukraine như “đổ thêm dầu vào lửa” đã làm giảm nguồn đầu tư vào nước này.
Chính sách thắt chặt tiền tệ được áp dụng trong bối cảnh nền kinh tế Nga hầu như không tăng trưởng, lạm phát tăng nhanh, và Ngân hàng Trung ương buộc phải tăng lãi suất để chống đỡ cho đồng Rúp đang bị mất giá.
Để bảo vệ đồng rúp, Ngân hàng Trung ương Nga đã tăng lãi suất thêm 1,5 điểm phần trăm, cùng với đó là thực hiện các chính sách thắt chặt tiền tệ.
Mỹ và các nước phương Tây đang tìm cách ngăn chặn tham vọng tại Ukraine của Tổng thống Putin bằng việc đe dọa trừng phạt về kinh tế nếu Nga tiếp tục chính sách gây hấn của mình.
Cho tới thời điểm này, một số đồng minh chính trị của Tổng thống Putin đã bị đóng băng tài sản tại nước ngoài. Các tài sản bị đóng băng thường là các bất động sản, cổ phiếu, trái phiếu, tiền gửi ngân hàng và các công ty tư nhân của các nhà tài phiệt Nga tại nước ngoài.
Tuy nhiên, việc các nhà lãnh đạo của châu Âu thảo luận về việc đóng băng tài sản và đe dọa trừng phạt kinh tế Nga ở phạm vi lớn hơn khó có thể thành hiện thực vì hiện châu Âu đang phụ thuộc vào Nga để đáp ứng gần 30% nhu cầu tiêu thụ khí đốt của mình, một nửa trong số này được vận chuyển qua Ukraine.
Để đáp trả “đòn tấn công” của các nước châu Âu, Tổng thống Putin đã tung ra con át chủ bài của mình. Ngày 10/4, Điện Kremlin cảnh báo các nhà lãnh đạo châu Âu rằng Nga sẽ cắt nguồn cung khí đốt tới Ukraine nếu nước này không trả đủ số nợ khí đốt trị giá 2,2 tỷ USD từ thời Xô Viết cũ. Trong một bức thư gửi tới lãnh đạo 18 nước châu Âu, Tổng thống Putin (yêu cầu thanh toán sau do chính quyền Kiev không thể trả đúng thời hạn hóa đơn khí đốt tháng 3),>>> diễn đạt lại chỗ này, tối nghĩa
Với gần 1 tỷ tài sản được lưu trữ bằng vàng và dự trữ ngoại hối, Ngân hàng Trung ương Nga vẫn còn đủ thời gian để bảo vệ đồng nội tệ của mình. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tiền tệ sâu sắc hơn sẽ khó có thể kiểm soát nếu ngoại tệ tiếp tục bị chảy ra khỏi Nga như thời gian qua.
Tháng trước, hãng xếp hạng tín dụng Fitch Ratings đã cắt triển vọng tín dụng của Nga xuống mức BBB và giảm dự báo tăng trưởng kinh tế năm của nước này xuống dưới 1% trong năm nay.
Dương Hương
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá heo hơi ngày 15/11/2024: Tiếp tục tăng giá tại một số tỉnh phía Nam
Giá nông sản ngày 15/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng, hồ tiêu giảm giá
MSB đầu tư chiến lược vào nền tảng ngân hàng tương tác
Các chủ nhân căn hộ The Diamond Residence chính thức nhận sổ hồng
Giá ngoại tệ ngày 15/11/2024: USD duy trì đà tăng
Sẵn sàng nguồn cung hàng hoá phục vụ cho cuối năm và Tết
Cột tin quảng cáo